Tuần san 

 


 

                                                                                   

TIN VUIFlowchart: Document: Số 
130
30/03/2008

  

 


 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

 

www.tinvui.org
bantreconggiao@yahoo.com

  

 

 

 


 

MỤC LỤC

 

SỐNG LỜI CHÚA..

Chúa nhật II Phục Sinh A..

Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa.

Ga 20, 19-31.

TIN VÀO DANH KITÔ ĐỂ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI.

TU ĐỨC..

GẶP CHÚA PHỤC SINH GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT.

HIIỆP THÔNG GIÁO HỘI.

Đàng Thánh Giá tại hí trường Colosseo, Roma.

Huấn Từ kết thúc Đường Thánh Giá truyền thống ở Hí Trường Rôma Thứ Sáu Tuần Thánh 21/3/2008.

ĐTC CHỦ SỰ NGHI THỨC VỌNG PHỤC SINH VÀ BAN BÍ TÍCH RỬA TỘI.

THÔNG ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI.

PHỤC SINH 2008.

Đa số người dân Mỹ có cảm tình với ĐGH và với Giáo hội Công giáo.

HÀNH HƯƠNG PHỤC SINH CỦA ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI.

Tang lễ Soeur nguyên Tổng Quyền Dòng Đức Mẹ Mân Côi Việt Nam tại Saigòn.

Lễ truyền dầu tại Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Mỹ thuật Tôn giáo và Nhân văn tại Saigòn.

LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC TẠI TỈNH DÒNG THÁNH THỂ VIỆT NAM...

THÔNG BÁO CỦA TOÀ GIÁM MỤC ĐÀ LẠT.

Hội thảo về Học thuyết Xã hội Công Giáo tại Xuân Lộc.

THĂM NHÀ THỜ ĐÁ VĨNH HOÀ..

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO..

“LẠY CHÚA TÔI, LẠY THIÊN CHÚA CỦA TÔI!”.

Những bài thuyết trình trong cuộc Hội thảo về Học thuyết Xã hội Công Giáo.

NHÂN PHẨM và NHÂN QUYỀN..

TRONG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI.

3.1- Nền tảng.

Quyền lợi và nghĩa vụ bên trong Giáo Hội

I. TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN..

Lễ mừng sự sống.

Văn hoá Trứng Phục sinh.

TÔN VINH..

Hoàn cảnh lịch sử của việc xây Nhà thờ Lớn Hà Nội

TÌNH TRẠNG TRẺ BỎ HỌC : SOS !!!

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH..

ĐỌC SÁCH..

DẤU CHÂN CỦA THẦY..

 

 

SỐNG LỜI CHÚA

 

Chúa nhật II Phục Sinh A

Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa

 

Ga 20, 19-31

"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".

Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

Đó là lời Chúa.

TIN VÀO DANH KITÔ ĐỂ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI

 

Đức Giêsu nói : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin, phúc thay những người không thấy mà tin” ( Ga 20, 31).

 

Tin Mừng hôm nay chính là phần kết của sách Tin Mừng thứ 4. Thánh sử Gioan nói đến mục tiêu giúp cho độc giả, dẫu là Kitô hữu hay chưa phải là Kitô hữu tin vào Đức Giêsu với 2 tư cách :

 

Đức Giêsu là Đấng Mêsia : Đấng chịu xức dầu đến trần gian nhằm đáp lại lòng trông đợi của dân Israel và thực hiện công trình cứu độ trong tư thế là Ngôn sứ, là Tư tế và Quân vương.

 

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa : Người đến trần gian từ sự sai phái của Thiên Chúa Cha, Người từ Thiên Chúa Cha mà đến, Người có mối tương quan đặc biệt với Thiên Chúa Cha.

 

Thánh sử Gioan muốn tạo điều kiện cho độc giả tin mạnh hơn vì nhờ tin như thế họ nhận được  sự sống đời đời.

 

Thời các mộn đệ đang sống thân thiết với Đức Giêsu khi Người còn hiện diện với họ bằng thể lý, một con người bằng xương bằng thịt, sờ nắm được, càm giác được, thấy tường tận được… đức tin dựa trên những kinh nghiệm cụ thể về Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra trong một thời gian 40 ngày để tiếp xúc, để sinh hoạt và để bổ túc công việc dạy dỗ huấn luyện trước khi Người không còn công khai hiện ra với họ nữa.

 

Nhưng từ nay trở đi, từ biến cố Đức Giêsu thăng thiên hữu hình đã kết thúc giai đoạn Đức Giêsu hiện diện cách này cách khác, nơi này nơi kia…đức tin dựa trên những lời chứng của các tông đồ, là những người đã thấy và tiếp cận với Người trước đây.

 

Những lời chứng đó hôm nay Tin Mừng công bố cho chúng ta:

 

Đức Kitô sống lại đem bình an (Ga 20, 19-21) cho các môn đệ.

 

Đức Kitô sống lại đem niềm vui (Ga 20, 20) cho các môn đệ.

 

Đức Kitô sống lại sai các môn đệ (Ga 20, 21tt) sứ mạng của các môn đệ phát xuất rõ nét từ biến cố Đức Kitô phục sinh.

 

Thánh sử Gioan đã đặt sứ mạng này trong một diễn tiến liên tục tiếp nối sứ mạng của Đức Giêsu bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha. Một chiều kích đi từ trên xuống. Chúa Cha sai Đức Giêsu, Đức Giêsu cũng sai các môn đệ.

 

Giờ đây công cuộc tạo thành mới do Đức Kitô phục sinh thực hiện bởi Thánh Thần,trong và qua các môn đệ, như trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào con người. Nay, Đức Kitô phục sinh cũng thổi Thần Khí vào các môn đệ (Ga 20, 22), ban Thánh Thần của Thiên Chúa cho các ông và cho những ai tin vào Đức Giêsu, từ sứ mạng nơi các môn đệ Thầy Giêsu, sứ mạng mà Gioan Tẩy giả đã giới thiệu cho mọi người biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian (Ga 1,29), Người ban ơn tha tội, các môn đệ nhận lãnh sứ mạng ban ơn tha tội, quyền năng các ông lãnh nhận được  liên kết với Thánh Thần là Đấng thanh luyện và là Đấng ban sự sống.

 

ĐỨC KITÔ SỐNG LẠI, CHÚNG TÔI TIN ĐIỀU NÀY

 

Dựa trên lời chứng xác thực của các tông đồ

 

Dựa trên lòng tin nơi Hội Thánh truyền lại.

 

Nhờ Thàn Khí của Đức Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho chúng tôi trong ngày lãnh nhận ơn Thanh tẩy và ơn Thêm sức.

 

Chúng tôi cần phải thực thi điều chúng tôi xác tín bằng cả đời sống của mình trong lòng Giáo hội, nơi môi trường làm việc, nơi gia đình, nơi tha nhân bạn bè láng giềng…tất cả mọi nơi, mọi người mà chúng tôi có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận, để mang dung mạo Đức Kitô Phục sinh đến với họ, như lòng Thiên Chúa mong ước, để cho muôn loài được nhận biết Người.

 

Khi lòng tin của chúng tôi dựa trên lời chứng của các tông đồ, nơi Hội Thánh truyền lại là chúng tôi đã nhận được sự chúc phúc từ Thiên Chúa qua lời Đức Giêsu phán với Tôma cùng là Lời Người nói với chúng tôi.

 

Vì đã thấy Thầy, nên anh tin, phúc thay những người không thấy mà tin”.

 

Lạy Đức Kitô phục sinh, nơi Người :

 

Giàu lòng thương xót của Thiên Chúa.

 

Đầy sức mạnh của ơn phục sinh.

 

Xin Người hãy làm cho lòng tin nơi chúng con mỗi ngày một lớn lên và trung tín với Người đến cùng, đợi người cho về đoàn tụ trong nước Người.

 

Xin nhận nơi đây lòng tin còn nhiều thử thách cần được Người kề bên gìn giữ củng cố và nâng đỡ mãi không thôi.

 

Nữ tu Têrêsa Phạm Thị Oanh

Dòng Đa minh Tam Hiệp

 

Mục lục

 

 

TU ĐỨC

GẶP CHÚA PHỤC SINH GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT

 

Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã muốn lễ Chúa nhật thứ hai sau Phục sinh được dành đặc biệt cho việc tôn sùng Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

 

Tất cả mọi người Công Giáo tại Việt Nam hôm nay đều rất vui mừng với sáng kiến của Đức cố Giáo hoàng.

 

Riêng đối với tôi, đây là một nguồn an ủi lớn lao. Để cảm tạ Thiên Chúa giàu lòng thương xót, tôi xin được chia sẻ chút kinh nghiệm riêng tư.

 

 Chia sẻ của tôi xin được bắt đầu bằng một diễn tả đơn sơ.

 

  1. Kinh nghiệm về bản thân là những chặng đường gồm ba yếu tố.

 

Đời tôi là một chuỗi dài những chặng đường gặp Chúa. Chặng đường nào cũng gồm ba yếu tố.

 

a/ Yếu tố đầu tiên nổi bật là đau khổ.

 

Đau khổ gồm nhiều loại dưới nhiều hình thức. Như những bệnh hoạn đau đớn phần xác hầu như bao giờ cũng có. Những yếu đuối luôn theo sát. Những trách nhiệm nặng nề đè nặng trên vai. Những mất mát do sự bất toàn bất xứng của mình. Những cô đơn bên cạnh  biết bao đồng hành xã hội. Những xuất hành lặng lẽ đi tìm hy vọng.

 

Với những đau đớn thể xác và tâm hồn, tôi đi ngày nọ sang ngày kia như đi trên những đường gập ghềnh, như bơi qua những con sóng nguy hiểm, như chui vào những đường hầm tăm tối.

 

Nhưng nếu ngôn ngữ của tâm hồn là khao khát, thì khao khát của tâm hồn tôi là tìm về Chúa. Và tôi đã gặp Ngài.

 

b/ Yếu tố thứ hai là gặp được Chúa Giêsu Phục sinh.

 

Chúa Giêsu Phục sinh đứng đợi tôi ở những nơi những lúc mà tôi không ngờ. Người đợi tôi, và ban cho tôi ơn tái sinh. Tôi được Chúa đổi mới. Tôi lãnh nhận được những ơn Chúa Thánh Thần .

 

Với ơn Chúa thánh Thần tôi nhận ra rằng  :

 

Chúa yêu thương tôi.

Chúa kêu gọi tôi.

Chúa thánh hóa tôi.

Chúa sai tôi đi.

 

Tất cả đều là hồng ân. Và tôi nhận ra Chúa là Đấng giàu tình yêu thương xót.

 

c/ Yếu tố thứ ba là nhận ra dung mạo thật của Chúa.

 

Dung mạo thật của Thiên Chúa là Tình yêu giàu lòng thương xót. Tôi nhận ra rất rõ :  Thiên Chúa Tình yêu giàu lòng thương xót không phải lả một khái niệm, một lý thuyết, một hình ảnh. Nhưng Người là Đấng thiêng liêng sống động gần gũi ta.

 

Khi tôi kết hợp với Người, thì Người giúp tôi nhìn mọi sự với con mắt của trái tim Người.

 

Người ở lại với tôi. Tôi ở lại trong Người.Nhờ vậy, tôi có thể thấy.Từ thất bại có thể nảy sinh thành công, từ đau khổ có thể nảy sinh vui mừng, từ bế tắc có thể nảy sinh giải thoát, từ nô lệ có thể nảy sinh tự do, từ cõi chết có thể nảy sinh sự sống lại.

 

Chặng đường như trên không phải chỉ có một. Rất nhiều chặng đường như thế đã nối tiếp nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau.

 

Tôi có cảm tưởng là Chúa để xảy ra như vậy, để tôi luôn ý thức đời tôi là một chuyến đi. Chuyến đi này luôn có bóng tối và ánh sáng chen kẽ nhau.

 

Nhận thức đó sẽ giúp tôi sống tinh thần thơ ấu thiêng liêng. Luôn đi tìm Chúa, luôn khao khát vâng phục ý Chúa, luôn biết ngỡ ngàng trước những lạ lùng Chúa làm nơi bản thân tôi và nơi Hội Thánh của tôi.

 

Tiện đây, tôi cũng xin chia sẻ cái nhìn của tôi về Hội Thánh chứng nhân của tôi.

 

2/ Kinh nghiệm về Hội Thánh chứng nhân của tôi

 

1/ Hội Thánh làm chứng cho Chúa bằng con đường bác ái.

 

Đã từ lâu, nhưng nhất là hiện nay, Hội Thánh Việt Nam đang làm chứng cho Chúa bằng con đường yêu thương bác ái. Theo lời Chúa Giêsu đã phán : “ Mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).

 

Thực tế cho thấy, việc làm chứng cho Chúa bằng con đường yêu thương bác ái có những bậc đi lên. Những ai biết nhìn con người với con mắt của Chúa Phục sinh giàu lòng thương xót sẽ thấy những bậc đó. Nếu chỉ dừng lại những việc bác ái, thì chưa phải đả là bác ái. Cần phải vượt qua các việc bác ái kiểm chứng được bề ngoài, để đi sâu vào những gì Chúa phục sinh giàu lòng thương xót muốn ta đem đến cho con người qua bác ái. Lúc đó mới thấy được việc ta và tha nhân gặp được Chúa trong thực hành bác ái là điều hết sức quan trọng.

 

b/ Hội Thánh làm chứng cho Chúa bằng con đường Thánh Thể.

 

Hơn bao giờ hết, Hội Thánh Việt Nam đang lo xây cất nhà thờ, lo truyền chức nhiều linh mục, lo các thánh lễ được sốt sắng. Với mục đích thực thi lời Chúa dạy xưa về Thánh Thể : “Con con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy “ ( Lc 22, 19).

 

Tưởng nhớ đến Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể là nhớ đến Người vâng phục ý Chúa Cha, dâng mình chịu đau khổ, để hiến tế mình, hầu đền tội cho nhân loại.

 

Không những tưởng nhớ, mà còn thông công vào việc Chúa hiến tế mình. Đó là một tái sinh cho mình và cho kẻ khác. Điều đó phải là một thúc bách đối với ta, chứ không chỉ là một ý tưởng xa vời.

 

Vì thế, việc làm chứng cho Chúa bằng phép Thánh Thể càng ngày càng kêu mời chúng ta phải đi sâu vào mầu nhiệm Thánh Thể để gặp Chúa Giêsu, để ở lại với Người, để ra đi theo lời sai đi của Người. Hình như chúng ta còn rất nhiều thiếu sót trong vấn đề này.

 

c/ Hội Thành làm chứng cho Chúa bằng con đường sống lương tâm tốt lành.

 

Sống lương tâm tốt lành, đối với người có đức tin, là sống kết hợp với Chúa Giêsu phán : ‘Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây. Các con cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là cành, ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được”.( Ga 15, 4-5).

 

Lương tâm của ta có gắn vào lương tâm của Chúa Giêsu một cách mật thiết không ?

 

Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng : Nhiều người đã làm chứng cho Chúa một cách có hiệu quả qua con đường bác ái, qua con đường Thánh Thể, qua con đường sống theo lương tâm tốt lành. Đó là niềm vui phục sinh.

 

Nhưng bên cạnh niềm vui đó, vẫn còn vô số nỗi buồn. Những nỗi buồn đó là chính đáng. Nhưng Chúa Phục sinh giàu lòng thương xót vẫn đợi chờ chúng ta.

 

ĐGM GB. Bùi Tuần

Mục lục

 

 

HIIỆP THÔNG GIÁO HỘI

Đàng Thánh Giá tại hí trường Colosseo, Roma

Roma (Vat 21/03/2008) - Nội dung các bài suy niệm Ðức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân soạn cho buổi đi đàng thánh giá, do Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI chủ sự tại hí trường Colosseo ở Roma tối Thứ Sáu Tuần Thánh 21/03/2008.

Lúc 9 giờ 15 phút tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 21-3-2008 Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hí trường Colosseo ở Roma, với sự tham dự của hàng chục ngàn tín hữu. Các bài suy niệm đã do Ðức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, dòng Don Bosco, Giám Mục Hồng Kông soạn. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn nội dung 9 Chặng đầu tiên.

Trong phần giới thiệu các bài suy niệm Ðức Hồng Y Trần Nhật quân khẳng định rằng qua việc mời ngài viết các bài suy niệm cho buổi đi đàng Thánh Giá này Ðức Thánh Cha muốn bầy tỏ sự chú ý tới đại lục Á châu và lôi cuốn các tín hữu Trung Quốc vào trong việc thực hành long trọng lòng đạo đức Kitô này. Ðức Thánh Cha cũng muốn Ðức Hồng Y đem đến Colosseo tiếng nói của các anh chị em sống ở xa xôi ấy.

Nhân vật chính của Chặng Ðàng Thánh Giá là Chúa Giêsu, nhưng đàng sau Chúa có biết bao nhiêu người của qúa khứ và hiện tại và chúng ta tất cả. Chúng ta hãy để cho các anh chị em xa xôi ấy hiện diện trong tinh thần giữa chúng ta. Chắc chắn họ đã sống cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trên thân xác họ hơn chúng ta rất nhiều. Trong thịt xác họ Chúa Giêsu lại bị bắt giữ, vu khống, tra tấn, chế nhạo, kéo đi, bị đè bẹp dưới sức nặng của thập giá và bị đóng đinh trên cây gỗ như một tội nhân.... Khi viết các bài suy niệm này tôi kinh hoàng khám phá ra rằng tôi đã không có tinh thần Kitô đủ. Tôi đã phải thanh tẩy mình khỏi các tâm tình ít bác ái đối với những người đã làm cho Chúa Giêsu đau khổ và đối với những người đang làm cho các anh chị em của chúng ta đau khổ trong thế giới ngày nay.

Ðàng Thánh Giá bắt đầu bên trong hí trường Colosseo. Ðức Hồng Y Camillo Ruini Giám quản Roma đã cầm Thánh Giá ở chặng thứ I. Hai chặng tiếp theo do một nữ tu Burkina Faso; tiếp đến là một gia đình thuộc giáo phận Roma. Hai chặng 6, 7 do một chị ngồi trên xe lăn, có y tá đi kèm. Sau đó là đến phiên các tu sĩ Phanxicô Quản Thủ Thánh Ðịa; rồi một thiếu nữ Trung Hoa. Ðức Thánh Cha cầm Thánh Giá trong ba chặng cuối cùng. Các người trẻ cầm đuốc đi hai bên Thánh Giá thuộc hai giáo xứ Roma là Ðức Bà Cả và thánh Saturnino tử đạo.

Mục lục

 

Huấn Từ kết thúc Đường Thánh Giá truyền thống ở Hí Trường Rôma Thứ Sáu Tuần Thánh 21/3/2008

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Cả năm nay nữa chúng ta đã bước theo Đường Thánh Giá, Via Crucis, một con đường gợi lại theo niềm tin những chặng khổ nạn của Chúa Kitô. Mắt của chúng ta đã ngước lên chiêm ngưỡng những khổ đau và buồn sầu phải chịu của Đấng Cứu Chuộc chúng ta trong giây phút rất đau thương, giây phút cho thấy cao điểm đối với sứ vụ trần thế của Người. Chúa Giêsu đã chết trên thập tự giá và đã nằm trong mồ. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, một ngày thấm đẫm buồn đau về nhân loại và thinh lặng về tôn giáo, kết thúc trong trầm lắng và nguyện cầu. Trở về nhà, cả chúng ta nữa, như những ai đã hiện diện ở cuộc Chúa Giêsu hy tế, đấm ngực mình, khi nhớ lại những gì đã xẩy ra. Có thể nào cứ tỏ ra dửng dưng trước cái chết của Chúa, của Người Con Thiên Chúa hay chăng? Đối với chúng ta, Người đã làm người vì phần rỗi của chúng ta nên Người đã có thể khịu khổ và chết đi.

 

Hỡi anh chị em: Hôm nay chúng ta hãy hướng nhìn lên Chúa Kitô, một ánh mắt thường bị phân tán bởi những lợi thú trần thế rải rác mau qua. Chúng ta hãy dừng lại để chiêm ngưỡng cây thập tự giá của Người. Cây thập tự giá này, nguồn sự sống và học đường dạy công lý và hòa bình, là gia sản chung của sự thứ tha và lòng thương xót. Thập giá là chứng từ vĩnh viễn cho một tình yêu vô cùng tự hư không hóa bản thân mình đã khiến Thiên Chúa làm người có thể bị tổn thương như chúng ta cho đến độ tử giá.

 

Qua đường thánh giá khổ sầu này, con người của hết mọi thời đại, thành phần được hòa giải và cứu chuộc bởi máu của Chúa Kitô, đã trở thành bạn hữu của Thiên Chúa, trở nên những người con cái của Cha trên trời. “Hỡi bạn”,  là chữ Chúa Giêsu gọi Giuđa và Người đã cống hiến cho con người này tiếng gọi hoán cải thảm thiết cuối cùng. “Hỡi bạn”, Người đã gọi mỗi người chúng ta, vì Người là người bạn đích thực của hết mọi người. Tiếc thay,  chúng ta đã không luôn luôn thấu triệt được cái sâu xa của tình yêu vô tận được Thiên Chúa đối xứ với chúng ta ấy. Đối với Người, không có vấn đề phân chia chủng tộc hay văn hóa. Chúa Giêsu Kitô đã chết để giải thoát nhân loại xưa kia khỏi tình trạng vô thức về Thiên Chúa, khỏi cái vòng lẩn quẩn của hận thù và bạo lực, khỏi cảnh làm tôi cho tội lỗi. Cây thập tự giá làm cho chúng ta trở thành anh chị em với nhau.

 

Thế nhưng, chúng ta hãy hỏi mình, trong giây phút này đây, chúng ta đã làm gì với tặng ân ấy, chúng ta đã làm gì với việc mạc khải dung nhan của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, với mạc khải của tình yêu Thiên Chúa chiến thắng hận thù. Nhiều người, trong cả thời đại của chúng ta nữa, không biết Thiên Chúa và không thể gặp gỡ Ngài nơi Chúa Kitô tử giá. Nhiều người đang tìm kiếm một tình yêu hay một thứ tự do loại trừ Thiên Chúa. Nhiều người tin rằng họ không cần đến Thiên Chúa.

 

Các bạn thân mến, Sauk hi đã cùng nhau sống cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, đêm nay chúng ta hãy để cho hy tế trên thập tự giá của Người đặt vấn đề với chúng ta. Chúng ta hãy để Người thách đố những niềm tin tưởng nhân loại của chúng ta. Chúng ta hãy mở lòng mình ra. Chúa Giêsu là sự thật làm cho chúng ta được tự do yêu thương. Chúng ta đừng sợ: khi chết đi, Chúa Kitô đã hủy diệt tội lỗi và cứu độ tội nhân, tức là, cứu độ tất cả chúng ta. Tông Đồ Phêrô đã viết: “Chính Người mang lấy tội lỗi của chúng ta nơi thân xác của Người trên thập tự giá, để thoát khỏi tội lỗi chúng ta có thể sống chho sự công chính” (1Pt 2:24). Đây là sự thật của Thứ Sáu Tuần Thánh: Trên thập tự giá, Đấng Cứu Thế đã làm cho chúng ta trở thành những người con thừa nhận của Thiên Chúa, thành phần đã được Ngài dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Ngài. Vậy chúng ta hãy tiếp tục việc tôn thờ trước thập tự giá.

 

Lạy Chúa Kitô, xin ban cho chúng con an bình chúng con đang tìm kiếm, hạnh phúc chúng con đang ước mong, tình yêu làm thỏa nguyện cõi lòng chúng con khát khao vĩnh hằng. Đó là lời nguyện cầu của chúng con đêm nay Lạy Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, Đấng đã chết vì chúng con trên thập tự giá và sau ba ngày đã phục sinh.

 

Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/3/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng) 

 

ĐTC CHỦ SỰ NGHI THỨC VỌNG PHỤC SINH VÀ BAN BÍ TÍCH RỬA TỘI

 

VATICĂNG: Lúc 9 giờ tối Thứ Bảy Tuần Thánh 22-3-2008 Đức Thánh Cha đã chủ sự các lễ nghi vọng Phục sinh trong đền thờ thánh Phêrô và ban bí tích Rửa Tội cho 7 tân tòng thuộc các nước Italia, Camerun, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Perù. Trong số 7 tân tòng có ông Magdi Allam, ký giả gốc Ai Cập.


Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ trong diễn văn từ biệt ”Thầy đi và Thầy đến với các con” (Ga 14,28).


Đối với loài người chúng ta cái chết là sự ra đi vĩnh viễn không trở lại, nhưng đối với Chúa Giêsu thì không phải vậy. Với cái chết của mình Chúa Giêsu bước vào trong tình yêu thương của Thiên Chúa Cha. Cái chết của Người là một cử chỉ yêu thương. Tuy nhiên tình yêu thương bất tử. Vì thế sự ra đi của Người biến thành việc tới mới, biến thành một hình thức hiện diện sâu thẳm và bất tận. Trong cuộc sống trần gian Chúa Giêsu cũng nhận chịu các hạn hẹp bề ngoài của cuộc sống thân xác như chúng ta, các hạn hẹp thể lý, thời gian và không gian .., nhưng giờ đây qua cử chỉ yêu thương Người hoàn toàn được biến đổi, Người tự do khỏi mọi chia cách và hạn hẹp. Người không chỉ có thể đi qua các cửa bên ngoài đóng kín, mà cũng đi qua các cánh cửa nội tâm giữa tôi và anh, giữa hôm qua và hôm nay, giữa qúa khứ và tương lai nữa... Sự ra đi của Người trở thành việc đến một cách đại đồng của sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, ôm trọn tất cả mọi không gian và thời gian.


Tiếp đến Đức Thánh Cha đã giải thích các hình ảnh và hiệu qủa của bí tích Rửa Tội. Qua bí tích Rửa Tội Chúa Giêsu bước vào cuộc sống của tín hữu và khiến cho họ kết hiệp với Ngài và với nhau trong cùng một căn tính duy nhất là cuộc sống tin cậy mến của con cái Chúa. Vì thế lòng tin là một một sức mạnh hòa bình, hòa giải trong thế giới: trong Chúa mọi người đều gần gũi nhau và không còn xa cách nữa.


Giáo Hội dùng ba hình ảnh nước, ánh sáng và lửa để nói về sự thanh tẩy. Chúa Giêsu là Môshê mới dẫn đưa tín hữu ra khỏi làn nước sự chết của biển sâu. Với tình yêu triệt để khiến cho trái tim của Thiên Chúa và trái tim của con người gặp gỡ nhau, Chúa Giêsu Kitô đã thực sự lấy ánh sáng từ trời đem xuống trái đất - ánh sáng của sự thật và lửa của tình yêu thương biến đổi con người. Vì thế xưa kia bí tích Rửa Tội cũng được gọi là bí tích của sự soi sáng. Ánh sáng của Chúa bước vào trong chúng ta, và chúng ta trở thành con cái ánh sáng. Chúng ta muốn che chở ánh sáng đó khỏi tất cả các lực lượng muốn dập tắt nó để ném chúng ta vào trong bóng tối trở lại. Chúa đã trao ban ánh sáng chân lý cho chúng ta. Ánh sáng này cũng là lửa, là sức mạnh của Thiên Chúa, sức mạnh không phá hủy nhưng biến đổi con tim chúng ta để chúng ta trở thành người của Chúa để sự bình an của Chúa hoạt động trong thế giới này. Trong Giáo Hội thời khai sinh sau bài giảng vị Giám Mục hay Linh Mục mời gọi tín hữu hướng về Chúa, hướng về phía Đông là hướng mặt trời mọc, hay hướng về cung thánh. Đó cũng là lời mời gọi trong kinh Tiền Tụng ”Hãy nâng tâm hồn lên” với Chúa, hãy hướng về Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa là ánh sáng thật... Vì thế trong cuộc sống, chúng ta phải luôn hướng về Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sáng.

Mục lục



 

THÔNG ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

PHỤC SINH 2008

 

Resurrexi et adhuc tecum sum. Alleluia ! – Con đã sống lại, Con vẫn hằng ở bên Cha. Alleluia! Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại, lặp lại những lời công bố hân hoan này với chúng ta hôm nay: lời công bố Phục Sinh. Chúng ta hãy chào đón lời công bố này với sự ngạc nhiên và lòng biết ơn sâu xa!


Resurrexi et adhuc tecum sum – Con đã sống lại, Con vẫn hằng ở bên Cha. Những lời này, trích từ một văn bản cổ xưa của Thánh Vịnh 138 (c. 18 b), được hát lên trong phần đầu của Thánh Lễ hôm nay. Trong đó, vào lúc ánh mặt trời của ngày Lễ Phục Sinh đang vươn lên, Giáo Hội nhận ra giọng nói của Chúa Giêsu, chính Ngừơi, Đấng trỗi dậy từ trong kẻ chết, đang hướng về Chúa Cha đầy hân hoan và thương mến, và thốt lên: Cha ơi, này con đây! Con đã sống lại, Con vẫn hằng ở bên Cha, và Con sẽ ở bên Cha mãi mãi; Thần Khí của Cha đã không bao giờ bỏ rơi Con. Qua đó, chúng ta có thể đi đến một nhận thức mới về những đoạn khác trong thánh vịnh này: “Con có lên trời, Chúa đang ngự đó, nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài…Cả tối tăm cũng chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau.” (Tv 138: 8,12). Thật thế: trong đêm canh thức Phục Sinh long trọng này, bóng tối trở thành ánh sáng, đêm đen nhường chỗ cho ngày sáng không có chiều tàn. Cái chết và sự phục sinh của Ngôi Lời nhập thể là một biến cố của tình yêu bất khả chiến bại, đó là chiến thắng của Tình Yêu giải thoát chúng ta khỏi nô lệ tội lỗi và sự chết. Chiến thắng ấy đã thay đổi dòng lịch sử, ban cho sự sống nhân loại một ý nghĩa, một giá trị vĩnh cửu và mới mẻ.


”Con đã sống lại, Con vẫn ở gần bên Cha đến muôn đời.”  Những lời này mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô phục sinh, trong khi để cho tiếng nói Người vang vọng trong tim ta. Với hiến tế cứu độ của Người, Chúa Giêsu thành Nagiarét đã làm cho chúng ta trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa, để cả chúng ta cũng được dự phần trong cuộc đối thoại mầu nhiệm giữa Người và Chúa Cha. Chúng ta được nhắc nhớ về những lời Người đã từng nói với những ai lắng nghe: “Mọi sự đã được Cha Ta giao phó cho Ta. Và không ai biết rõ Cha trừ ra Con và kẻ mà Con muốn mặc khải cho” (Mt 11, 27). Trong viễn tượng này, chúng ta ghi nhận rằng những lời Chúa Giêsu phục sinh nói với Chúa Cha hôm nay – “Con vẫn hằng ở bên Cha” – cũng áp dụng gián tiếp cho cả chúng ta, “những con cái của Thiên Chúa và là những người đồng thừa tự với Chúa Kitô, miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người ngõ hầu chúng ta có thể cùng được hưởng vinh quang với Người” (x Rm. 8, 17). Qua sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô, hôm nay chúng ta cũng vươn đến một cuộc sống mới, và khi liên kết tiếng nói của chúng ta với  tiếng nói của  Người, chúng ta công bố rằng chúng ta muốn lưu lại muôn đời bên Thiên Chúa, người Cha tốt lành và nhân hậu vô biên.


Bằng cách này, chúng ta tiến vào những chiều sâu của mầu nhiệm Vượt Qua. Biến cố đầy kinh ngạc về sự phục sinh của Chúa Giêsu bản chất  là một biến cố của tình yêu: tình yêu của Chúa Cha khi trao ban Con của Người để cứu chuộc trần  gian; tình yêu của Chúa Con trong sự vâng phục Chúa Cha vì tất cả chúng ta; tình yêu của Chúa Thánh Thần khi nâng Chúa Giêsu từ kẻ chết lên thân thể được biến đổi sáng láng của Ngừơi. Và còn nữa: tình yêu của Chúa Cha “ôm ấp” Chúa Con “cách mới mẻ”, bao bọc Người trong trong vinh quang; tình yêu đáp trả của Chúa Con đối với Chúa Cha trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, được trang hoàng bằng nhân loại đã được biến đổi. Từ nghi thức hôm nay, chúng ta sống lại cảm nghiệm tuyệt đối, một lần cho tất cả về sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta nhận được lời mời gọi hoán cải cho Tình Yêu; chúng ta nhận được lời mời gọi loại trừ thù hận và ích kỷ, và bước theo trong vâng phục những bước chân của Chiên Con bị sát tế vì ơn cứu độ chúng ta, để bắt chước Đấng Cứu Chuộc là Đấng “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”, Đấng là “nơi yên nghỉ cho linh hồn chúng ta” (x. Mt 11, 29).

Anh chị em Kitô hữu mọi nơi trên thế giới thân mến, anh chị em là những người nam nữ có tinh thần chân thành mở rộng cho sự thật, xin đừng để con tim nào đóng lại trước quyền năng của tình yêu cứu độ này! Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại cho tất cả mọi người; Người là niềm hi vọng của chúng ta – là niềm hi vọng đích thực cho m ỗi người. Hôm nay, như Người đã làm với các môn đệ tại Galilê trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu phục sinh cũng sai chúng ta đến mọi nơi như những chứng nhân hi vọng, và Người bảo đảm với chúng ta: Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28, 20). Khi hướng lòng trí chúng ta vào những vết thương nơi thân thể biến đổi của Người, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa và giá trị của đau khổ, chúng ta có thể chăm sóc cho nhiều vết thương đang tiếp tục làm biến dạng nhân loại trong chính thời đại chúng ta. Nơi những thương tích vinh quang của Người, chúng ta nhận ra những dấu chỉ không thể tàn phai của tình yêu vô biên của Thiên Chúa, Đấng mà các tiên tri loan báo: Chính Người  băng bó những tấm lòng tan nát, bảo vệ kẻ cô thế, công bố tự do cho kẻ bị giam cầm, an ủi mọi kẻ khóc than, ban cho họ dầu thơm hoan lạc thay tang chế, và bài tụng ca thay tâm hồn sầu não (x. Is 61,1,2,3). Nếu chúng ta  tiến lại gần Người với một lòng tín thác khiêm cung, chúng ta sẽ gặp thấy trong ánh mắt Người lời đáp trả cho những khát vọng sâu xa nhất trong tâm hồn chúng ta: đó là được biết Chúa và được thiết lập một tương quan sống động trong sự hiệp thông thực sự của tình yêu, một sự hiệp thông lấp đầy cuộc đời ta, và những quan hệ giữa con người và xã hội với cùng một tình yêu như thế. Vì  lí do này, nhâ n loại cần Chúa Kitô: trong Người chúng ta có niềm hi vọng, “chúng ta được cứu rỗi” (x. Rm 8:24).


Rất thường là những quan hệ giữa các cá nhân, giữa các nhóm và giữa các dân tộc đã không được đánh dấu bởi tình yêu mà bởi sự ích kỷ, bất công, thù hận và bạo lực! Đó là những tai ương của nhân loại, công khai và âm ỉ ở khắp chân trời góc biển, dù thường khi chúng bị lờ đi và đôi khi được cố ý che dấu; đó là những vết thương tra tấn những linh hồn và thân xác của biết bao  người  anh chị em chúng ta. Những vết thương đó đang chờ được chăm sóc và chữa lành bởi những vết thương vinh quang của Chúa Phục Sinh (x. Pr 2, 24-25) và bởi tình liên đới của những ai đang bước theo bước chân Người, thực thi những việc bác ái nhân danh Người, dấn thân tích cực cho công lí, và loan truyền những dấu chỉ hi vọng rực sáng trong những miền đẫm máu bởi  xung đột cũng như ở bất cứ nơi đâu mà phẩm giá con người tiếp tục bị sỉ nhục và chà đạp. Chúng ta hi vọng rằng đây chính là những nơi mà những hành      động tự chế và tha thứ sẽ được gia tăng!


Anh chị em thân mến! Chúng ta hãy để  cho ánh sáng toả chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng con người chúng ta với lòng phó thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh để cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi người chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên một số nơi  ở Châu Phi, như Dafur và Somalia, miền Trung Đông bị xâu xé, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung! Chúng ta hãy cầu xin sự viên mãn của hồng ân Vượt Qua của Người, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Đấng sau khi đã thông phần những đau khổ trong cuộc thương khó và khổ hình thập giá của người Con vô tội của Mẹ, lại được hưởng niềm hân hoan khôn tả của sự phục sinh của Người. Được chia sẻ vinh quang của Chúa Kitô, xin Mẹ là người bảo vệ và hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường liên đới huynh đệ và hòa bình. Đó là những lời chúc Phục Sinh của tôi gửi đến những ai hiện diện nơi đây, cũng như những người nam nữ của mọi quốc gia và lục địa đang hiệp nhất với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình. Xin chúc mừng Phục Sinh!



                                              BENEDICTUS PP. XVI

 

Lm. Giuse Ngô Quang Trung dịch

Mục lục

 

Đa số người dân Mỹ có cảm tình với ĐGH và với Giáo hội Công giáo

 

New Haven (CNA) – Hôm qua, Tổ chức Hiệp sĩ Columbus đã công bố kết quả cuộc thăm dò công luận Mỹ về Giáo hội Công giáo, về ĐGH Bênêđictô XVI, và về ước vọng của họ đối với cuộc viếng thăm Hoa kỳ của Đức thánh cha vào tháng 4 sắp tới.

Cuộc thăm dò do Viện Đại học Marist về Công Luận tiến hành trên 1015 người lớn và 613 người Công giáo Mỹ.

Kết quả cho thấy người Mỹ thường có ý kiến tích cực về Đức thánh cha và về Giáo hội Công giáo. Hầu hết đều kỳ vọng rằng, trong cuộc thăm viếng Hoa kỳ, Đức thánh cha sẽ đề cập đến chỗ đứng của những giá trị tâm linh trong cuộc đời thường.

Ý kiến về Đức thánh cha của số người Mỹ trong cuộc thăm dò:

Ý kiến về Giáo hội Công giáo của số người Mỹ được thăm dò:

Giáo hội được đặc biệt ưa chuộng nơi người Latinô, người trên 60 tuổi, người thường đi nhà thờ mỗi tuần một lần.

Ý kiến về cống hiến của Giáo hội cho dân chúng Mỹ:

Hiểu biết về Đức thánh cha Bênêđictô XVI của số người được thăm dò:

Số người muốn đến tham dự một trong các buổi xuất hiện của ĐTC tại Mỹ:

Theo kết quả cuộc thăm dò có 70%, hoặc nhiều hơn, người dân Mỹ muốn đến nghe Đức giáo hoàng nói về cách thức đưa Thiên Chúa vào cuộc sống thường ngày, cách thức tìm ra được sự thể hiện tâm linh bằng việc chia sẻ thời giờ và tài năng, cách thức thay đổi một cách tích cực thế giới, quốc gia và cộng đồng của họ.


Có 64% người Mỹ bày tỏ ước muốn được nghe Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thảo luận về đường lối xây dựng một xã hội trong đó các giá trị tâm linh chiếm một vai trò quan trọng.


Cuộc thăm dò cho thấy rằng các tín hữu Công giáo “phản ảnh gần gũi” dân số Mỹ về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, lợi tức và khuynh hướng chính trị. Họ thường cư ngụ nhiều ở vùng Đông bắc (30% số người Công giáo toàn quốc), ít sống ở miền Nam (chỉ có 25% số người Công giáo toàn quốc).

Mục lục

 

HÀNH HƯƠNG PHỤC SINH CỦA ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI

 

Sáng thứ hai, ngày 24/ 03/ 2008, gia đình Đại chủng viện Thánh Giuse Hà nội đã đến thăm một số địa danh thuộc giáo phận Hưng Hóa trong chuyến hành hương Phục Sinh.

 

Điểm đến đầu tiên của chuyến đi là Nhà thờ Chính toà Giáo phận Hưng Hóa. Nhà thờ thuộc xã Trung Sơn Trầm, TP. Sơn Tây, Hà Tây và đã được chọn làm Nhà thờ Chính toà năm 1995 nhân dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Giáo phận. Đến nơi, đoàn đã được cha xứ Gioan Đặng Văn Nghĩa ân cần đón tiếp và chia sẻ về tình hình giáo xứ cũng như những kinh nghiệm mục vụ quí báu của ngài.

 

Từ Nhà thờ Chính toà, đoàn tiếp tục hành trình đến làng cổ Đường Lâm, cách đó chừng 4 km. Đây là làng cổ đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước trao bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Ngôi làng tuy nhỏ, nhưng đã sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước và Giáo Hội: như Ngô Quyền, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vị cha chung của Giáo Phận Hưng Hoá, Đức Giám mục Giuse Phan Thế Hinh…

 

Dời Làng cổ, đoàn tiếp tục lên đường về Toà Giám mục. Trong những giờ phút quí giá dành cho đoàn, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương  đã nói đến ý nghĩa và giá trị của những buổi trưa cùng với Ngài. hành hương thực tế trong việc giáo dục tại Đại Chủng viện. Sau đó đoàn được hân hạnh ăn

 

Chia tay Tòa Giám mục, đoàn tiếp tục đi thăm thành cổ Sơn Tây rồi đến Thuỷ điện Hoà bình. Sau đó là làng Vạn Chài thuộc tỉnh Hoà Bình. Làng có khoảng 300 nhân danh, sống trên những chiếc “nhà nổi” dọc theo bờ Sông Đà, từ cầu Trung Hà  đến thuỷ điện Mường La-Sơn La. Cha cố Giuse Đặng Văn Lượng là người thành lập làng này vào năm 1927 từ một nhóm nhỏ giáo dân từ Hà Thao-Phú Xuyên, Lương Sơn Phú Thọ đến sinh sống và làm ăn. Dù gặp rất nhiều khó khăn vì hoàn cảnh chiến tranh và những thăng trầm của cuộc sống nhưng bà con vẫn một niềm sắt son giữ đạo, sáng tối tập trung cầu nguyện tại các tư gia. Mãi đến năm 2002 khi giáo xứ Hoà Bình được tái lập, bà con tín hữu mới được tham dự những nghi thức phụng vụ đầu tiên tại nhà nguyện.

 

Chào bà con Vạn Chài, đoàn tiếp tục đến thăm giáo xứ Hoà bình. Cha xứ Giuse Nguyễn Trung Thoại đã gặp gỡ và chia sẻ với đoàn những kinh nghiệm, thao thức mục vụ thực tế….

 

Đến 21 giờ đoàn về lại Đại chủng viện trong niềm hân hoan phấn khởi. Chuyến hành hương đã tiếp thêm sức mạnh của Chúa Phục Sinh cho mọi người và thắt chặt thêm tình đoàn kết của mọi thành phần trong gia đình Đại chủng viện.

 

Trần Văn Nghị

Mục lục

 

Tang lễ Soeur nguyên Tổng Quyền Dòng Đức Mẹ Mân Côi Việt Nam tại Saigòn

 

Lúc 7 giờ ngay 24-3-2008, tại Nhà nguyện Tinh Dòng Truyền Tin Việt Nam, Chí hòa, của Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Việt Nam, Cha Hạt trưởng Đoàn Văn Thịnh chủ tế với 23 Cha dồng tế củ hành lễ An táng cho Soeur Maria Mađalêna Nguyễn Thị Ngự, nguyên Tổng Quyền Dòng (1959-1961). Soeur Ngự sinh năm 1917 về với Chúa ngày 20-3-2008, hưởng thọ 91 tuổi vói 60 Năm Khấn Dòng.

Cả Tỉnh Dòng dự Thánh Lễ với bốn hàng ghế của cháu chắt Soeur, với đại diện nơi Soeur đã giúp như Bảy Hiền, Cái Sắn, Chí hoà, đặc biệt ở Giáo xứ Song Vĩnh, Ba rịa-Vũng tàu. Chính Soeur một tay đã xây Nhà thờ Song Vĩnh (1974), đặt nền mong cho Nhà thờ lớn bây giờ.

Các soeurs đều công nhận rằng Soeur Madalena đã góp công sức cho việc phát triển Dòng Mân Côi, chắc là Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn ở trên trời rất hài lòng về các soeurs Dòng của ngài. Được biết Đức Cha Hồ ước muốn lập một Dòng thuộc quyền địa phận bên cạnh các Dòng ngoại đang hoat động rất có hiệu quả trong địa phận: Mến Thánh giá, Dòng Kín Carmel, Dòng Saint Paul, Dòng Sư huynh Lasan, nên ngày 10-11-1940, ngài viết đơn xin phép Tòa Thánh lập Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi chu. thuộc quyền địa phận Bùi chu. Do thế chiến thứ hai, đơn bị thất lạc. Ngày 10-6-1946, ngài gửi đơn lần nữa và ngày 18-7-1946 Tòa Thánh phúc đáp cho phép thành lập và ngày 08-9-1946, lễ Sinh nhật Đức Mẹ, Đức Cha công bố Sắc lệnh lập Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi ở Trung linh. Biến cố 1954, một số nữ tu ở lại, Dòng vào Nam thiết lập trụ sở chính tại Chí hòa và phát

triển mạnh. Theo lời mời của Đức Tổng Giám mục Philadelphia, 12 nữ tu sang Hoa kỳ phục vụ tại Đại Chủng viện Saint Charles Borromeo. Dòng cũng có mặt tại Pháp (Cộng đoàn Vannes Bretagne ) Ngày 03-10-2003, Tổng Công hội 18 quyết định lập hai Tĩnh Dòng: Tĩnh Dòng Truyền Tin ở Việt Nam và Tĩnh Dòng Nữ vương Hòa bình ở Hoa kỳ, trụ sở chính của Dòng ở 67 Trường Chinh, Phường 12, Tân bình.

Vào khu vực Nhà Dòng ở Chí hoà, thấy rõ hoạt động hiệu quả của Quý soeurs: các em học mẫu giáo đăng ký học nhiều quá, Dòng không nhận xuể, phụ huynh phải chờ một, hai năm. Ngôi trường mẫu giáo một trệt ba lầu dài trăm mét, các em vui đùa dầy sân. Phụ huynh tín nhiệm, ngay cả cán bộ cũng cố gửi con vào học rất nhiều. Đức Cha Hồ có công sáng lập, Saigon và các nơi khác ăn quả.

 

Lm. Nguyễn Hùng Oánh

Mục lục

 

 

Lễ truyền dầu tại Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh

 

Thứ năm tuần thánh 20.03.2008 như thường lệ hằng năm, vẫn thánh lễ lúc 8 giờ 30 sáng tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục đã chủ tế thánh lễ Truyền Dầu cùng với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống-Giám Mục Phụ Tá, và khoảng hơn 250 linh mục đồng tế.

 

Trong bài chia sẻ của mình, ĐHY Mẫn đã nói: “… Nếu chúng ta với ánh sáng niềm tin của mình, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu trong mầu nhiệm vượt qua nầy, chúng ta sẽ thấy hành vi, tâm tình, thái độ của Chúa Giêsu trong cuộc hành trình này, biểu hiện chiều sâu, chiều rộng, chiều cao của tình yêu không còn tình yêu nào lớn hơn nữa.

 

Ở chiều sâu, niềm tin của chúng ta cho ta thấy:


Tình yêu vô biên của Chúa Giêsu từ trời cao tự hạ đón nhận phận làm người và cái chết trong cõi nhân sinh, cho chúng ta thấy,Chúa Giêsu tự hạ rửa chân cho các môn đệ vì yêu thương họ, cho chúng ta thấy,Chúa Giêsu khiêm tốn tự hiến mình làm lương thực nuôi dưởng chúng ta lớn lên trong đời sống hiệp thông trong giáo hội, trong đời sống làm con Chúa, làm anh em của mọi người. Chúng ta thấy tình yêu quãng đại của Chúa, chia sẻ chức tư tế của Chúa cho các linh mục, quãng đại vì từ những người được cứu độ Chúa biến họ trở thành những cộng tác viên của Chúa để phân phát lương thực của Chúa đến cho mọi người.


Ở chiều rộng, niềm tin cho chúng ta thấy:


Tình yêu quãng đại của Chúa dấn thân phục vụ cho tin mừng cứu độ, phục vụ cho sự sống và phẩm giá của mọi người, đặc biệt những người bất hạnh. Cho chúng ta thấy, tình yêu từ bi, bao dung của Chúa đối với mọi hạng người tội lỗi, đối với môn đệ phản thầy chống thầy bán thầy, lòng bao dung của Chúa đối với những người đã âm ưu hãm hại, sỉ nhục, hành hạ và giết chết Người.


Ở chiều cao, niềm tin cho chúng ta thấy:


Tình yêu vạn năng của Chúa, tình yêu vạn năng đã chiến thắng sự dữ, chiến thắng lội lỗi và cái chết, đưa Chúa Giêsu vượt qua cõi chết để đi đến cõi trường sinh bất tử, làm cho Chúa Giêsu hiện diện một cách tuyệt diệu ở giữa loài người, hiện diện trong gia đình anh chị em, trong khu xóm. Trong cộng đoàn của anh chị em, trong giáo hội, trong xã hội cho đến tận cùng thời gian. Tình yêu này với tất cả chiều sâu, chiều rộng, chiều cao của nó mà Chúa Giêsu đã thể hiện trong trần thế, chính tình yêu đó Thiên Chúa không những đã dựng nên theo hình ảnh của Người là tình yêu đó, mà Người từ khi mỗi người chúng ta lãnh Bí tích Rửa tội đã đổ vào lòng tín hữu tràn đầy tình yêu tự hạ, khiêm tốn… cả những người đã lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh, Bí tích Hôn phối cũng vậy trong từng cấp bật đều cảm nhận được ơn Chúa đã đổ vào trong lòng mỗi người…”


Sau bài chia sẻ, Đức Hồng Y Mẫn đã làm phép thánh hóa dầu mới và trong thánh lễ này Đức Hồng Y cũng đã mời gọi các linh mục lập lại lời hứa của mình trong ngày lãnh nhận Bí tích Truyền chức thánh. Sau thánh lễ Đức Hồng Y, Đức Giám mục Phụ Tá cùng các linh mục đồng tế đã rước dầu vừa được thánh hiến về nhà xứ nhà thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn.

 

Lê Kim

Mục lục

 

Triển lãm Mỹ thuật Tôn giáo và Nhân văn tại Saigòn

 

Chiều Chúa Nhật Phục Sinh 23.03.2008 tại Trung Tâm Mục Vụ giáo xứ Đaminh-Ba Chuông, Phú Nhuận thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống- Chủ tịch Ủy Ban Văn Hóa và Đức Tin Hội Đồng Giám Mục-Việt Nam đã đến chủ tọa buổi khai mạc triển lãm mỹ thuật Tôn Giáo&Nhân Văn với hơn 100 tác phẩm của 37 họa sĩ-điêu khắc gia trong và ngoài Công Giáo, nhiều Họa sĩ, Điêu khắc gia nổi tiềng như Phạm Văn Hạng, Nguyễn Thị Tâm, Lữ Thê, Phụng Hoàng, Nguyễn Bá Văn, Lê Hiếu, Hồng Nga, Nhật Triết, Trần Thế Mừng v.v… đã có tranh hoặc tác phẩm gửi đến tham gia triển lãm lần này, có lẽ đây là hoạt động đầu tiên ở lãnh vực này trong giới Công Giáo tổ chức và những tác phẩm được người yêu thích tranh mua với giá tùy chọn để ủng hộ cho những người nghèo ở vùng sâu vùng xa.


Với tư cách là chủ nhà và là Trưởng ban tổ chức, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, chính xứ Đaminh-Ba Chuông phát biểu: “Trong niềm vui mừng Đại lễ Chúa Phục Sinh, giáo xứ Đaminh-Ba Chuông tổ chức cuộc triển lãm mỹ thuật Tôn Giáo và Nhân Văn, dưới sự khích lệ và nâng đỡ tinh thần của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch UBVH/HĐGM.VN và đặc biệt là sự hiện diện của ngài cùng các thành viên trong Nhà Truyền Thống Văn Hóa và Đức Tin của Tổng giáo phận Sài Gòn với tất cả chúng ta hôm nay, các vị khách mời, các thân hữu … Đây là bước khởi đầu, lần đầu tiên được tổ chức ở đây, chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự hiện diện quý báu và hân hạnh được đón tiếp tất cả quý vị hôm nay, với ước mong các nhà hảo tâm, các doanh nhân Công Giáo sẽ ủng hộ để có thể giúp cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn hơn chúng ta”


Nhà Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng đại diện các họa sĩ, điêu khắc gia cũng đã nói lên cảm tưởng của mình: “… lòng ước ao đồng cảm, với những người giàu có ở đâu đó trong thành phố này,chưa đến nơi đây trong ngày hôm nay, hãy đến và chia sẻ với những người bất hạnh đang cần biết bao tấm lòng rộng mở của quý vị…”


Trong huấn từ trước khi cắt băng khai mạc cuộc triển lãm này, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã nói: “… Buổi chiều nay khi đi ngoài đường, chắc ai cũng cảm thấy khí hậu thật là nóng bức khó chịu, nhưng khi bước vào nơi đây, chắc hẵn mọi người đều thấy một luồng gió tươi mát, tôi hiểu sự tươi mát ấy đến từ nhiều gốc nguồn, gốc nguồn trước hết hôm nay chính là ngày lễ hiện ra, ngày lễ vui mừng của giáo hội Công Giáo, ban tổ chức muốn chia sẻ với tất cả mọi người niềm vui trên, gốc nguồn thứ 2 tôi tìm gặp được tại đây trong chủ đề của cuộc triển lãm mang tên Tôn Giáo và Nhân Văn. Tất nhiên trong nghiên cứu, người ta có thể tách bạch bên này là Tôn giáo bên kia là Nhân văn. Nhưng thiết nghĩ, có lẽ nhiều vị ở đây cũng đồng ý với tôi là trong nghệ thuật rất khó nói, khi nào thì Tôn giáo khởi đầu và khi nào thì nhân văn diễn ra…hai khía cạnh đó đều như hòa quyện và quan tương với nhau để làm nên không gian rất tươi và niềm vui gặp gỡ như cha xứ vừa nói trong lúc đầu thì đây là lần đầu tiên và còn nhiều nữa sinh họat như thế này sẽ xảy ra ở đây và phần thứ 3 tôi muốn nói là mục đích của buổi triển lãm này để gây quỹ từ thiện và địa chỉ rỏ là ở giáo điểm Hòa Thành gần biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh, nơi đó có những con người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta…Trăm tay mới vỗ nên kêu, một con én không làm nên mùa xuân nhưng nhiều con én của các điêu khắc gia, các họa sĩ và nhất là của tất cả từng người trong chúng ta hôm nay hy vọng sẽ làm nên một mùa xuân, mùa xuân của tình thân ái thể hiện trong bầu khí chiều nay giống như mùa xuân của tình bác ái sẽ được “nhân văn” khởi đi từ buổi gặp gỡ chiều nay…”


Tiếp đó, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và một vị đại diện giới Doanh Nhân Công Giáo đã cắt băng khai mạc, ngay sau khi khai mạc một số tranh của hoạ sĩ Lê Hiếu, Trần Thế Mừng v.v… đã được mua với giá ủng hộ từ 150 USD đến 1.000 USD có một linh mục trẻ cũng đã mua một bức tranh với giá ủng hộ 500 USD…


Được biết cuộc triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 23.03 đến 30.03.2008 tại TTMV giáo xứ Đaminh-Ba Chuông địa chỉ: 190 Lê Văn Sỹ quận Phú Nhuận. Saigòn, Việt nam.

 

Lê Kim

Mục lục

 

LỄ PHONG CHỨC LINH MỤC TẠI TỈNH DÒNG THÁNH THỂ VIỆT NAM

 

Ngày 25.3.2008 tại giáo xứ Khiết Tâm – Thủ Đức, Đức Giám mục giáo phận Đà Nẵng đã phong chức linh mục cho 6 thầy Phó tế và phong phó tế cho 4 thầy thuộc Tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam. Thánh lễ phong chức đã diễn ra trong bầu khí trang trọng và đầy tràn niệm vui, nhất là từ đây tỉnh dòng trong giai đoạn mới có thêm anh em làm việc cho sứ mạng của Dòng được phong phú và sứ mạng này được đến với nhiều người trên khắp miền của đất nước

 

Thiên Quang, SSS

Mục lục

 

THÔNG BÁO CỦA TOÀ GIÁM MỤC ĐÀ LẠT

 

Theo thông báo của linh mục Lê Đức Huân, Tổng đại diện giáo phận Đà Lạt, nhân dịp Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, tròn 70 tuổi vào ngày 1.4.2008, giáo phận Đà Lạt sẽ cử hành thánh lễ tạ ơn vào chiều ngày 1.4.2008. Trước đó vào ngày 23.3.2008 là dịp kỷ niệm 14 năm ngày Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn nhận giáo phận Đà Lạt. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm là giám mục giáo phận Đà Lạt  ngày 19.10.1991, thụ phong Giám mục tại Đà Lạt ngày 3.12.1991, và nhận giáo phận ngày 23.3.1994. Hiện nay Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn giữ thêm trọng trách Chủ tịch HĐGMVN Việt Nam

Mục lục

 

 

Hội thảo về Học thuyết Xã hội Công Giáo tại Xuân Lộc

 

Ngày 12 - 13 tháng 03 năm 2008, tại Toà Giám mục Xuân Lộc, Uỷ Ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức 2 ngày Hội thảo về


Học thuyết Xã hội Công giáo.Tổ chức Công giáo Misereor của Đức quốc tài trợ.


Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, chủ tịch UBBAXH, chủ nhà và chủ toạ.


Có sự tham dự của Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cựu Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Chủ tịch Uỷ ban truyền giáo, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám đốc đài phát thanh Véritas Manila, Philippin, Ông Lê Minh Sơn, Trưởng ban tôn giáo dân tộc Tỉnh Đồng Nai.


Cùng với 85 tham dự viên thuộc 25 giáo phận( thiếu Bắc ninh) và đại diện 17 dòng tu cùng một số giáo dân hoạt động trong các tổ chức bác ái xã hội.


Toà Giám Mục Xuân lộc đang xây dựng, dù bề bộn nhưng vẫn ân cần chu đáo, tạo mọi thuận lợi cho các tham dự viên.



Cuộc hội thảo tập trung 2 điểm: học hỏi với 6 bài thuyết trình về những điểm cơ bản của học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo và bàn thảo các hoạt động, mối tương quan giữa uỷ ban trung ương và giáo phận.

Ban tổ chức:

- Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH

- Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cựu Chủ tịch UB BAXH

- Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH


Điều phối hội thảo:

- Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

- Cô Đoàn Tâm Đan

Ban thư ký hội thảo:

- Nt. Têrêsa Đỗ Thị An


- Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thuý

- Anh Martinô Trần Tuấn Huy


Sau những viên văn khai mạc, chào mừng của Đức cha Chủ tịch, Đức cha Cựu Chủ tịch và Ông Lê Minh Sơn, cuộc hội thảo bắt đầu công việc với đầy ắp chương trình.


Các bài tham luận:


Các tham dự viên lắng nghe nhiều bài thuyết trình. Sau mỗi bài đều có thảo luận chung.


- Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo.


- Cha Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, OFM, với đề tài: nhân phẩm và nhân quyền trong Học thuyết Xã hội Công giáo.

- Cha Nguyễn Thái Hợp, OP, trình bày đề tài: Liên đới xã hội theo quan điểm Công giáo.

- Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, với đề tài: Học thuyết Xã hội Công giáo và các vấn đề xã hội Việt Nam.

- Anh Martinô Trần Tuấn Huy trình bày bài: hoạt động xã hội của người Công giáo Việt Nam.

- Sr. Maria Consolata Hồ Thị Chính, MTG Chợ Quán, chia sẽ kinh nghiệm dấn thân xã hội của Hội Dòng.
- Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, giới thiệu Học thuyết Xã hội Công giáo và môi trường và gởi đến các tham dự viên nhiều tài liệu để tham khảo thêm.


Các buổi thảo luận


- Thảo luận về mối tương quan giữa UB BAXH và các Ban BAXH giáo phận.

- Thảo luận về hoạt động cứu trợ thiên tai và xây dựng hệ thống phòng ngừa thiên tai tại các giáo phận.

- Giới thiệu cách thực hiện bản đồ xã hội của giáo phận.

- Thảo luận các hoạt động xã hội tại các giáo phận.


Sau 2 ngày làm việc, Ban thư ký tổng kết và đề đạt những nguyện vọng của UBBAXH các Giáo phận lên Đức Cha Chủ Tịch.


Trong diễn văn kết thúc, Đức cha Chủ tịch đã chia sẽ kinh nghiệm của Ngài trong việc xây dựng mới cơ sở Toà Giám mục và Đại Chủng Viện Xuân lộc. Đức Cha muốn đổi tên UBBAXH thành CARITAS VIỆT NAM.


Trong Thông điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu”, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã viết: Bản chất Giáo hội được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: rao giảng Lời Chúa, cử hành các bí tích và phục vụ bác ái. Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Giáo hội không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Giáo hội là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được. Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu phải là tiêu chuẩn, đòi buộc tính phổ quát của tình yêu, một tình yêu luôn hướng đến những người túng quẫn mà chúng ta gặp gỡ, dù họ là ai đi nữa (Số 25).


Hy vọng với nội quy Caritas Việt Nam và cách thức tổ chức chặt chẽ, Caritas Việt Nam và Caritas các giáo phận sẽ góp phần tích cực vào công việc phục vụ bác ái của Giáo hội.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Mục lục

 

 

 

THĂM NHÀ THỜ ĐÁ VĨNH HOÀ

 

“Ra Bắc nhớ về Bùi Chu - Phát Diệm

Vào Nam phải đến Gia Kiệm – Hố Nai”

 

Câu nói truyền miệng ấy đã tồn tại trong giới nhà đạo mình hơn nửa thế kỷ nay, hẳn vì những nơi ấy là vùng đông giáo dân, có nhiều nhà thờ đẹp ? Sang đến thiên niên kỷ này thì điểm đến của mọi người ghé thành phố Hồ Chí Minh cũng còn là một số nhà thờ mới lạ, độc đáo… mà một trong những ngôi thánh đường có kiến trúc đẹp ấy phải kể đến nhà thờ Đá – Vĩnh Hoà, thuộc hạt Phú Thọ, quận 11.

 

Đi theo đường Lạc Long Quân, hướng từ Quận Tân Bình sang quận 11, gần đến vòng xoay Đầm Sen rẽ trái theo đường Ông Ích Kiêm, dẫn vào Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 11 cũng là đường đến giáo xứ Vĩnh Hoà.

 

Nhà thờ có diện tích 12,5m x 33m nằm trong khuôn viên đất chưa đầy 900m2 được thiết kế bởi linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dòng Chúa Cứu Thế từ ý tưởng của linh mục chánh xứ GB. Vũ Mạnh Hùng sau một lần hành hương về Phát Diệm, ghé thăm nhà thờ Đá, được cảm hướng bởi lời Đức Giêsu : “Con người mà thinh lặng thì đá cũng lên tiếng” ( Lc 1,9c40). Linh mục đã kể lại điều này cho giáo dân và dược sự đồng tình. Với lối kiến trúc Á Đông mang nặng hồn Việt. Nhìn ngôi nhà thờ từ phía cuối tính từ đất lên tháp cao 27m; ba tầng, người xem cảm nhận hình bóng ngôi đình làng Việt Nam xưa. Nhận ra được những nét đẹp của văn hoá truyền thống cổ kính. Công trình qủa là một lối diễn tả Đức tin theo truyền thống dân tộc. Mặt chính diện trên tầng  tháp cao là bức tranh đá khắc hình Trống đồng Đông Sơn, lồng trong một khung vuông, gợi nhớ huyền thoại dựng nước thời Hùng Vương với sự tích bánh chưng (vuông) bánh dày ( tròn) phản ánh triết lý sống của người Việt Nam ta là mong ước đạt đến sự viên mãn, hòa hợp trời và đất. Đó cũng là niềm tin và đích đến của người tín hữu là được hưởng một nền HOÀ BÌNH VĨNH CỬU trong nước Thiên Chúa. Phía trên cửa vòm là bước tranh khắc đá Chúa Giêsu chịu phép rửa  bởi thánh Gioan Baotixita, Đấng bao trợ của giáo xứ. Bên phải, bên trái và hai bên hông còn được trang trí nhiều bức tranh tạc trên đá gần thành tường nhà thờ rất mỹ thuật, ghi lại cuộc đời Đức kitô trong Tân Ước.

 

Phía trong nhà thờ tầng trệt là chính diện 300 chỗ, cùng với tầng lửng 100 chỗ. Toàn bộ kết cấu phần móng, khung, mái, đều được đổ bê tông cốt thép. Tường nhà thờ sử dụng đá  thiên nhiên từ Thánh Hoá đem vào. Đá được các nghệ nhân, thợ đá lành nghề từ làng đá Hoa Lư – Ninh Bình, quê hương của nhà thờ Đá Phát Diệm chế tác. Điểm độc đáo là các viên đá đều được mài bóng theo qui cách 1m x 40 x 0,20m, mỗi viên nặng trên 150kg. các tảng đá chân đế, bê cột nặng cả tấn đều được chặm trổ hoa văn công phu rồi đem chở vào Nam với gần trăm chuyến xe vận tải nặng, mỗi xe chỉ chở được 60 viên một lần.

 

Mặt tiền cung thành được trang trí bằng bức phông gỗ quý với những nét chạm khắc gỗ tinh xảo Tứ quí thực vật là Mai – Lan – Cúc – Trúc cùng những họa tiết Lân – Sư  chầu  toà  được thể hiện như bày tỏ tấm lòng tôn kính của loài thụ tạo dâng lên Đấng tác thành mọi vật, mọi loài. Mười bốn chặng đàng Thánh giá cũng được thay đổi cho phù hợp với con đường khổ nạn. Chặng thứ I diễn tả Chúa lập phép Thánh Thể qua bữa tiệc ly. Chặng mười bốn là Chúa Phục Sinh được thể hiện dưới dạng gò đồng nổi rất thẩm mỹ và công phu.

 

Dẫn tôi lên tháp chuông và tham quan tầng hầm nhà thờ được sử dụng làm hội trường, ông Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ năm nay 68 tuổi kể cho tôi nghe thời gian ròng rã ba năm trời thi công, từ cha xứ đến mọi người giáo dân già trẻ, lớn bé đều hết lòng vì nhà Chúa. Cha xứ ra Bắc vào Nam như con thoi. Hàng tuần các họ cử người ra công trường, các đoàn thể từ các em Thiếu Nhi Thánh Thể đến đoàn phạt Tạ Thánh Tâm ai ai cũng muốn góp chút ít công sức, tiết kiệm phần ăn tiêu sinh hoạt để có nơi thờ phụng xứng hợp. Ông cho biết đội lao động tình nguyện gồm 17 thành viên, hằng tối, trực chuyển đá từ 22h đến 2 giờ sáng. Tính ra đã chuyển đến 60.000 viên gạch và hàng chục bệ đá. Các vị trong ban đại diện khu giáo điều động người trực, mỗi tuần một khu lo hậu cầu, dọp dẹp và điều đáng nói là trong suốt thời gian thi công, các sinh hoạt mục vụ không hề gián đoạn. Ông Trần Văn Tân, một nhà  giáo vừa về hưu, nay đang là phó khu Mông Triệu tâm sư, giáo xứ Vĩnh Hòa chỉ mới được thành lập từ năm 1991, tách ra từ giáo xứ Phú Bình. Số giáo dân hiện nay khoàng 4000 người. Cha xứ, giáo dân sống rất chan hoà. Ông cho biết tại Vĩnh Hoà không xảy ra bệnh dịch “gà công nghiệp mổ nhau”, như Đức hồng y từng cảnh báo. Đó chính là sự trưởng thành của người giáo dân hôm nay, nhận rõ cộng đoàn họ đang sinh hoạt cần gì, phải làm gì để trở thành những viên đá sống động.

 

Ngày 24.6.2007, Đức hồng y GB Phạm Minh Mẫn, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc- Giám mục Mỹ Tho và đông đảo các linh mục đã về dâng lễ tạ ơn cung hiến thánh đường Vĩnh Hòa. Dịp này Đức hồng y đã chính thức xác định tên Nhà thờ Đá Vĩnh Hoà. Ngài nhấn mạnh là đã nhìn thấy trong những viên đá sống động ấy biết bao giọt mồ hôi, nước mắt, biết bao công lao khó nhọc của giáo dân và mọi người xa gần.

 

Chắc hẳn từ ngôi nhà thờ Đá này sẽ thôi thúc đời sống đức tin của người tín hữu ngày một vững vàng, chắc chắn hơn.

 

Ghi chép của Đõ Lôc Hưng

Mục lục

 

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

 

 

“LẠY CHÚA TÔI, LẠY THIÊN CHÚA CỦA TÔI!”

 

Tôma vị tông đồ “cứng lòng tin”. Không có đức tin dễ dàng, ông là người thuộc loại đa nghi. Ông nghi ngờ những câu chuyện thần tiên. Với tính khí thực tiễn, ông muốn nhìn thấy, đụng chạm, tự kiểm chứng, với những bằng chứng cụ thể. Ông chỉ tin những gì hợp lý những gì thấy được. Ông không tin những gì có vẻ hoang đường mà các bạn kể lại. Ông không muốn bị dính líu quá hấp tấp vào những chuyện không có thực. Vì thế, ông không tin Chúa Phục Sinh.

 

Chúa Giêsu rất hiểu Tôma, Ngài đã không “lạnh nhạt” ông, vì sự cứng lòng tin của ông. Thậm chí, Ngài đã đích thân đến với ông, và đã giúp ông dễ dàng đi đến niềm tin. Ngài chỉ cho thấy những vết thương nơi chân tay và cạnh sườn Ngài. Ngài mời gọi ông hãy tin vững vàng. Ông đã bị khuất phục. Ông không bao giờ nghĩ rằng . Thầy của ông có thể làm cho ông những việc như thế. Ông sấp mình xuống chân của Đấng Phục Sinh và tuyên xưng đức tin một cách thật tuyệt vời : “ Lạy Chúa tôi, và lạy Thiên Chúa của tôi”. Đó là một trong những lời tuyên xưng đức tin đẹp đẽ nhất trong Phúc âm.

 

Từ đó, Tôma đã hoàn toàn thay đổi. Theo lưu truyền, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần cũng như các tông đồ khác đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi, ông đã chọn nước Ấn Độ. Và đã tử đạo tại đây, để làm chứng tình yêu và niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh.

 

Chúng ta biết rằng, sau khi sống lại, Đức Kitô hiện ra nhiều lần, cùng trò chuyện, ăn uống…với các môn đệ, để củng cố các ngài trong đức tin, để các ngài trở thành những chứng nhân của Đức Kitô Phục Sinh, và để các ngài loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho mọi người, ở khắp nơi.

 

Điều đáng lưu ý là, các môn đệ đầu tiên đã không vội vã tin vào Đức Kitô Phục Sinh, và cũng không tin cùng một lúc. Những cảm nghiệm mà các ngài sống về phương diện này cũng thật đa dạng. Chẳng hạn, bà Maria đã nhận ra  Chúa Sống lại đến vơi bà khi nghe tiếng Ngài gọi tên của bà một cách thân thương, trong lúc bà đang than khóc và cứ ngỡ đó là người làm vườn; với Phêrô và Gioan, thì chính việc nhìn thấy ngôi mộ trống đã dẫn đưa các ngài đến đức tin. Khi thực hiện nghi thức “bẻ bánh”, Chúa Phục Sinh đã giúp hai môn đệ trên đường Emmaus nhận ra Ngài đang sống. Các tông đồ khác thì được Chúa hiện ra, đang khi ẩn tránh trong nhà vì sợ người Do Thái. Rồi đến Tôma, vị tông đồ” cứng lòng tin “.Mỗi người một cách khác nhau. Nhưng tất cả đều được đưa về một hướng.

 

Với chúng ta, chúng ta tin chắc rằng Chúa Giêsu vẫn luôn luôn hiện đến với chúng ta, và tỏ mình ra cho chúng ta, để đến lượt chúng ta, chúng ta có thể lặp lại lời tuyên xưng niềm tin của Tôma : “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”.

 

Tuy nhiên, chúng ta không mong đợi những dấu chỉ mà Chúa Giêsu đã dành cho Tôma, nhìn thấy bằng mắt, động chạm đến bằng tay, nghe thấy bằng tai, cảm nhận sự hiện diện của Chúa bằng chính giác quan của mình… Thế nhưng, Ngài vẫn chuẩn bị những dấu chỉ khác, rất có giá trị và hiệu quả, để giúp chúng ta nhận ra Ngài và đón tiếp Ngài.

Trước hết, là Mình Máu Thánh Chúa. Qua dấu chỉ của bánh và rượu, Đấng Phục Sinh hiện diện cho mỗi người. Tấm bánh được bẻ ra và trao hiến làm của ăn thức uống thiêng liêng dưỡng nuôi chúng ta, biến đổi chúng ta thành con người mới. Để từ đó, chúng ta có thể đem đến cho mọi người chung quanh tình yêu, niềm vui, bình an và hạnh phúc sung mãn của Đấng đã chiến thắng tội lỗi, ma quỷ và sự chết.

 

Thứ hai là Lời Chúa, Lời Chúa được trao ban cho chúng ta trong Kinh Thánh, trong các nghi thức phụng vụ, nhất là trong thánh lễ, khi công bố Phúc Âm. Nơi đó, chính Chúa tỏ mình ra cho chúng ta và nói với chúng ta. Giống như Mình Máu Thánh Chúa, Lời Chúa là lương thực cao quí, đem lại sức sống cho tâm hồn, lẽ sống cho cuộc đời, hướng dẫn chúng ta trên đường lữ thứ, để chu toàn sứ mạng được trao ban.

 

Thứ ba Chúa đến qua anh em đồng loại. Khi đồng hoá mình với những người bé mọn, Chúa Giêsu khẳng định, Ngài hiện thân nơi những con người bằng xương bằng thịt chung quanh, với nhiều khuyết điểm, yếu đuối. Đón tiếp anh em, là đón tiếp Chúa (Mt 25, 31-45)). Vì thế, ở đâu mà dấu chỉ của tình yêu và tình huynh đệ được trao ban và đón nhận, ở đâu mà con người thực hiện đức bác ái và chia sẻ với nhau, thì Đức Kitô hiện diện ở đó. Để nhắn nhủ : tình yêu cần được thể hiện bằng phục vụ và hy sinh.

 

Ngoài ra, Chúa cũng đến qua việc cầu nguyện. Tâm hồn khiêm tốn, thanh thản, mở rộng, sâu lắng, không vướng bận …là môi trường thuận lợi để gặp gỡ Chúa. Chắc chắn đã hơn một lần chúng ta cảm nghiệm, đây là thời gian thích hợp để chia sẻ, tâm sự, rao đổi, và nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc đời chúng ta.

 

Sau cùng là những biến cố trong cuộc đời. Một Phaolô cuồng tín bị ngã ngựa để trở thành Tông đồ dân ngoại, một Inhaxiô Loyola đầy tham vọng bị thất bại trong binh nghiệp để trở thành chiến sĩ nhiệt thành cho Nước Trời …và sẽ còn biết bao những trường hợp tương tự khác. Tất cả cjho thấy, Chúa hiện diện ngay cả trong những đau khổ, thử thách, và thất bại của chúng ta, để cảm thông, nâng đỡ, đổi mới chúng ta cho một thế giới mới.

 

Chúa Phục Sinh vẫn đến, để giúp chúng ta xác tín niềm tin vào Ngài, để chúng ta trở nên nhân chứng của Ngài, và loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho tất cả mọi người, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ đâu.

 

Vấn đề là chúng ta có ý thức, nhận ra và đáp lại lời mời gọi của Chúa hay không.?

 

 Lm. Nguyễn Tấn Khoa

Mục lục

 

 

Những bài thuyết trình trong cuộc Hội thảo về Học thuyết Xã hội Công Giáo

 

L’Homme dans la doctrine sociale

 

 

NHÂN PHẨM và NHÂN QUYỀN

TRONG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

 

Tôi được phân công trình bày tóm lược về Con người trong Học thuyết Xã hội của Giáo Hội. Tài liệu sử dụng là cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công giáo (viết tắt TL) do Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình soạn thảo và xuất bản năm 2004, bản dịch của Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007). Một tài liệu khác là tập The Social Agenda. A collection of Magisterial Texts, cũng do Hội đồng nói trên xuất bản nhân dịp Năm thánh 2000, bản dịch Việt ngữ của Lm Nguyễn Hồng Giáo OFM, mang tựa đề: Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội. Một hợp tuyển những văn kiện của Huấn quyền, Tp HCM, năm 2001. Bài giới thiệu của tôi tương ứng với Mục II của cuốn Agenda social (=AS) nhan đề Con người [AS chia thành Mục thay vì Chuơng], và chương Ba của tập Tóm lược, nhan đề Con người và Nhân quyền. Đây là chương nền tảng, nằm trong phần I của tập sách, còn phần II và III là những phần áp dụng. Gọi là chương nền tảng vì chính cuốn TL khẳng định: “Trong HTXH của mình, GH trước tiên đưa ra một cái nhìn tổng thể về con người và một sự am hiểu trọn vẹn về những chiều hướng cá nhân và xã hội của con người” (số 522).

Chương Ba gồm 4 mục lớn: I/ HTXH và nguyên tắc Nhân vị; II/ Con người như Hình ảnh Thiên Chúa; III/ Những khía cạnh đa dạng của Con người (Tính thống nhất, – Mở ra với siêu việt và độc nhất vô nhị, - Tự do,-  Phẩm giá bình đẳng của mọi người, - Bản tính xã hội); IV/ Nhân quyền.

Thay vì lần lượt tóm tắt những điểm trên, tôi sẽ tập trung vào hai mục: Nhân phẩm và Nhân quyền

 

Phần I

NHÂN PHẨM

     HTXH của GH gắn liền mật thiết với quan niệm thần học về con người. Trong Thông điệp Phát triển các dân tộc (số 13), Đức Thánh Cha Phaolô VI viết rằng vì muốn giúp cho con người đạt tới sự triển nở sung mãn, nên Giáo Hội đề nghị cho họ “một cái nhìn bao quát về con người và loài người” ( une vision globale de l’homme et de l’humanité). Nhân sinh quan ấy, tuy dựa trên giáo lý đức tin, nhưng không đi ngược với quan niệm triết học nghĩa là tự nhiên về con người, trái lại kiện toàn quan niệm ấy.

  1. Phẩm giá “tự nhiên” của con người

Phẩm giá tự nhiên, nghĩa là phẩm giá nội tại con người có, duy chỉ vì nó là người, không phải do xã hội hay quyền bính nhân loại nào ban cho. Phẩm giá tự nhiên, do đó, cũng có nghĩa là lý trí con người có thể nhận ra nó.

            Con người là một sinh vật trong thiên nhiên và là một phần của thế giới vật chất, nhưng đồng thời lại vượt lên trên nó nhờ trí khôn và tự do. Bằng chứng là con người có khả năng hiểu biết thiên nhiên, và nhờ đó có thể biến đổi thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên theo ý mình, nghĩa là làm chủ nó. Triết học từ xa xưa đã định nghĩa con người là con vật có lý trí. Và dân gian cũng nói như thế (chẳng hạn trong chuyện ngụ ngôn thi vị Con cọp và người nông phu). Khi ĐGH Gioan-Phaolô II quả quyết “con người là trung tâm và đỉnh cao của mọi thụ tạo trên trái đất”, thì đó không hẳn là một khẳng định của giáo lý và chắc hẳn bất cứ ai cũng có thể chấp nhận, dù không tin vào một Thiên Chúa tạo thành. Đàng khác, nhờ trí khôn và tự do, con người là động vật duy nhất trên trái đất có một đời sống tinh thần và đặc biệt là đời sống đạo đức, luân lý. “Con người không coi mình chỉ như một mảnh vụn của thiên nhiên hay một yếu tố vô danh trong xã hội loài người” (Vui Mừng và Hy vọng, số 14). Mọi vật có thể được sử dụng như phương tiện cho con người nhưng chính con người thì không là phương diện cho bất cứ vật nào khác. Mỗi người đều có phẩm giá riêng làm cho họ luôn luôn là một giá trị tự nơi bản thân mình và cho bản thân mình ; nhờ phẩm giá đó, họ vượt lên trên thế giới vật chất về mặt giá trị . Một trong các châm ngôn của nền đạo đức học của triết gia Emmanuel Kant (1724-1804) là: “Bạn hãy kính trọng nhân tính (con người) như một cứu cánh, không bao giờ đối xử với nó như một phương tiện”. Đó là một nền đạo đức rất cao cả, dựa hoàn toàn trên lý trí hay bản tính nhân loại. Kant đối chọi “phẩm giá” hay “phẩm cách”(dignity) với “trị giá” (price): trị giá là một giá trị mà người ta có thể tìm được cái gì tương đương với nó (ví dụ trị giá của một tác phẩm nghệ thuật), còn phẩm giá  là cái làm cho mỗi con người là “độc nhất vô nhị”, không thay thế nổi. Con người chỉ có phẩm giá, không có trị giá. Người ta không được phép nhìn con người theo khía cạnh duy lợi ích; không được dùng con người làm phương tiện để đạt tới điều gì khác, chẳng hạn để mua vui, hay ngay cả để phục vụ công ích xã hội hoặc phục vụ tiến bộ khoa học.

 

2.      Phẩm giá “siêu việt”

     Những điều nói trên về nhân phẩm theo quan điểm triết học không bị chối bỏ trong cái nhìn của đức tin, trái lại còn được nâng lên tới tột đỉnh, theo nguyên tắc: ân sủng kiện toàn tự nhiên. GHXH khẳng định phẩm giá con người là siêu việt và có giá trị siêu việt  vì được đặt cơ sở trên chính mầu nhiệm Tạo thành và mầu nhiệm Cứu chuộc

2.1. Con nguời nhìn trong trật tự tạo thành

     Phẩm giá siêu việt của con người phát xuất trước tiên từ việc con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Người và giống như Người (x. ST 1,26-28). “Theo thông điệp căn bản của Kinh Thánh (…), hình ảnh Thiên Chúa nơi con người chính là yếu tố định tínhphân biệt con người” (TL, số 108. Giống như yếu tố lý trí là yếu tố phân biệt trong định nghĩa triết học về con người). HTXHGH nhấn mạnh đặc biệt điểm giáo lý này. Bản Tóm lược viết thêm: “Giống (như) Thiên Chúa, điều này chứng tỏ bản chất và hiện hữu của con người có liên quan tới Thiên Chúa một cách hết sức sâu xa. Đây là một mối quan hệ tự thân, vì thế không phải là một cái gì đó đến sau và được thêm vào từ bên ngoài. Toàn thể cuộc sống con người chẳng qua chỉ là một sự tìm kiếmThiên Chúa. Mối quan hệ này của con người có thể không được người ta biết đến, thậm chí bị bỏ quên hay từ chối, nhưng không bao giờ bị loại bỏ hẳn” (số 109). Tất cả sự cao cả của con người nằm chính ở đây. Dù chỉ là sự cao cả “nhận được” nhưng nó không hề bị mất đi dù con người phạm tội, bởi vì con người tự thân là hình ảnh Thiên Chúa.

Nói tóm lại, câu nói: con người là hình ảnh của Thiên Chúa có thể được coi như định nghĩa của Kitô giáo về con người.

Truyền thống thần học thường giải thích thuật ngữ “hình ảnh Thiên Chúa” theo ba nghĩa (x. Homme/Image de Dieu, trong: Dictionnaire de Théologie, Cerf, Paris 1988).

Một là con người có khả năng đi vào một mối tương quan cá vị với Thiên Chúa, khả năng đối thoại với Người ;

- Hai là con người có khả năng tự lập, tự trị (autonomie), tự quyết và một sự tự do đồng sáng tạo (liberté co-créatrice) nào đó với Thiên Chúa ;

- Ba là con người có khả năng làm chủ, tức là thống trị và biến đổi vạn vật.

Trong ba nghĩa này thì nghĩa thứ nhất là đặc thù của Kitô giáo, vì như trên kia đã nói, lý trí tự nhiên cũng nhìn nhận khả năng tự lập, sáng tạo và làm chủ của con người, -dĩ nhiên không phải là tuyệt đối. Các thánh Giáo phụ đã gọi khả năng đi vào mối tương quan cá vị với Thiên Chúa là capax Dei (x. TL, số 109). Công đồng Vaticanô II quả quyết: “Con người là tạo vật duy nhất ở trần gian này được Thiên Chúa dựng nên cho chính mình họ (sola creatura quam Deus propter seipsam voluerit)” (x.TL, số 133)

2.2.            Con người trong trật tự Cứu chuộc

Phẩm giá con người lại còn “được biểu lộ rạng ngời” trong vận mệnh của nó: con người được gọi “làm con trong Người Con” và “được dành cho sự sống đời đời”.

      Đức Kitô, Ađam mới, trong khi mặc khải về Chúa Cha và về tình yêu của Ngài, đã cho con người biết rõ về chính mình và tỏ cho họ biết thiên chức rất cao cả của họ. Mầu nhiệm con người chỉ thực sự sáng tỏ trong mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người (x. TL, 121). Chính trong mầu nhiệm Nhập thể, phẩm giá con người được mặc khải và nâng lên, vì “Đức Kitô, Con Thiên Chúa, qua sự nhập thể của mình đã tự kết hợp chính mình một cách nào đó với mỗi một con người” (TL số 105). “Trong căn bản, mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm con người làm thành một mầu nhiệm duy nhất” (J.Mouroux: Sur la dignité de la personne humaine, trong: L’Eglise dans le monde de ce temps. Tome II, coll. Unam Sanctam 65b, Cerf, Paris 1967, tr.249).  “Là ‘hình ảnh của Thiên Chúa vô hình’ (Cl 1,15), chính Người là con người hoàn hảo đã trả lại cho con cháu của Ađam hình ảnh Thiên Chúa đã bị tội nguyên tổ làm sai lệch; bởi vì nơi Người bản tính nhân loại đã được đảm nhận chứ không bị tiêu diệt, do đó nơi chúng ta nữa, bản tính ấy cũng được nâng lên tới một phẩm giá vô song” (Hc Vui mừng và Hy vọng, số 22, x.Tđ Đấng Cứu chuộc loài người, số 13). Nếu tội lỗi có làm tổn thương phẩm giá ấy thì ơn cứu chuộc được thực hiện bằng thập giá đã dứt khoát trả lại nó cho con người.

3. Nhận định

Trong Giáo huấn của GH về con người, ta có thể thấy ba điểm nhấn sau đây.

3.1- Trước hết, giáo huấn ấy nhắc đi nhắc lại rằng con người có tính siêu việt (transcendence). “Mở ra với siêu việt là một đặc tính thiết yếu của con người: con người mở ra với Đấng vô biên cũng như với mọi thụ tạo”, đó là giải thích của GH (TL, số 130). Một vài triết thuyết cũng nói tới tinh siêu việt của con người, nghĩa là con người luôn vượt qua khỏi chính mình, nhưng các thuyết ấy chỉ nhìn nhận tính siêu việt chiều ngang, và phủ nhận siêu việt chiều dọc (vươn lên với Đấng Tuyệt Đối). Con người bị đóng khung lại trong thế giới vật chất và thời gian lịch sử này. Vì thế các nền Nhân bản dựa trên quan niệm đó (thường gọi là Nhân bản vô thần) không tìm được biện minh tối hậu cho sự cao cả của con người cũng như bất lực trong việc phục vụ thực sự lợi ích của con người, và thậm chí nhiều khi còn xâm phạm phẩm giá con người cách trầm trọng.

3.2- Giáo huấn của GH cũng nhấn mạnh con người toàn diện, tức con người trong mọi chiều kích của nó: thể xác và linh hồn (vật chất và tinh thần), cá nhân và xã hội, tự nhiên và siêu nhiên (“tâm linh”), hoặc nói theo cuốn TL, “ thể xác và linh hồn, với tình cảm và lương tâm, với lý trí và ý chí” (số 13). Một sự phát triển xã hội đích thực không được bỏ quên một khía cạnh thiết yếu nào của con người, và cũng không được đảo lộn trật tự (về giá trị) của các chiều kích đó, chẳng hạn đặt vật chất lên trên tinh thần, gia tăng của cải vật chất mà làm hại cho luân lý, đạo đức. Ngay tục ngữ ta cũng nói: tốt danh hơn lành áo, chết vinh hơn sống nhục…

3.3- Ta cũng nhận thấy GH thường nói tới sự thật toàn vẹn về con người. Sự thật toàn vẹn ấy bao gồm một thực tế thường bị phủ nhận hoặc lờ đi, đó là tội lỗi (x.TL số 115-119). Tội lỗi làm cho con người suy yếu đi và thường xuyên đe dọa mọi công trình của con người. Tội lỗi không nằm trong bản chất con người, nghĩa là  không phải thiết yếu đối với con người, nhưng nó được bao hàm trong tự do của nó, và trong thực tế con người tự do đã “sa ngã”. Vì thế tự do cũng phải được giải phóng (x. TL 143).

4. Hai quan niệm giản lược về con người

Tất cả HTXHGH được xây dựng trên cơ sở quan niệm trên đây về con người, và cũng từ quan niệm này, Giáo Hội đánh giá hoặc phê phán các chủ trương chính sách, các tổ chức cơ cấu, các hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị cũng như mọi học thuyết có liên quan tới các mặt đó. Quả thế, “trong những hoàn cảnh cụ thể của lịch sử, con người chính là trọng tâm và linh hồn của tư duy xã hội Công giáo. Thật vậy, toàn bộ HTXH Công giáo chẳng qua chỉ là sự khai triển nguyên tắc: con người có phẩm giá bất khả xâm phạm” (TL số 107). Hiến chế Vui mừng và Hy vọng lấy lại tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Piô XII (Thông điệp truyền thanh lễ Giáng sinh 24/12/1944): “Cả trong đời sống sống kinh tế - xã hội nữa, phảitôn trọng và thăng tiến phẩm giá cũng như ơn gọi toàn diện của con người và lợi ích của toàn thể xã hội. Vì con người là tác giả, là tâm điểm và cứu cánh của tất cả đời sống kinh tế-xã hội” (số 63).

Ở đây, tôi đề nghị dừng lại ở hai quan niệm lớn đã và đang có ảnh hưởng trên thế giới, đó là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

a. Ngoài định nghĩa đã nêu trên đây về con người (là con vật có lý trí), triết học còn định nghĩa con người là con vật xã hội. Chiều kích xã hội là một chiều kích thiết yếu của con người. HTXHGH cũng khẳng định như vậy, nhưng nhờ đức tin soi sáng, GH có thể đi đến tận nền tảng sâu xa nhất của xã hội tính của con người. GH biết rằng Thiên Chúa không tạo dựng con người như một hữu thể đơn độc, nhưng Ngài muốn tạo con người thành một “hữu thể xã hội”, vì thế “con người chỉ có thể tăng trưởng và thực hiện ơn gọi của mình trong tương quan với kẻ khác” (TL, số 149). Như vậy, không được phép đối chọi con người với xã hội như hai thực thể chống nghịch nhau, hoặc để cho cá nhân mỗi con người tan biến trong tập thể.

Theo Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II,“sai lầm căn bản của chủ nghĩa xã hội là ở quan niệm về con người” khi “coi cá nhân chỉ đơn giản là một nhân tố, một phần tử trong cấu trúc xã hội”, tương tự như một bộ phận trong một guồng máy hay một hệ thống, “đến nỗi điều thiện hảo (bonum) của mỗi người hoàn toàn tùy thuộc vào hoạt động của bộ máy kinh tế và xã hội”, thậm chí “chính điều thiện hảo ấy cũng có thể có được mà không cần đến chọn lựa tự do của cá nhân, không cần quyết định duy nhất, tuyệt đối và có trách nhiệm [của cá nhân] trước điều thiện hay điều ác. Như thế, con người chỉ còn là một tổng hợp [tổng hòa] những tương quan xã hội, và lúc ấy con người không còn được quan niệm như một chủ thể có quyền tự quyết về luân lý.” (Thông điệp Bách chu niên, số 13, x.TL số 125. Có thể xem thêm Thông điệp Spe Salvi của ĐGH Bênêđictô, số 21). Nguyên nhân sâu xa của sai lầm trên là thuyết vô thần. Đức Thánh Cha giải thích: “Việc phủ nhận Thiên Chúa cắt đứt con người khỏi gốc rễ của mình,và vì thế, khuyến khích việc tổ chức lại trật tự xã hội mà không đếm xỉa gì đến phẩm giá và trách nhiệm của ngôi vị” (Bách chu niên, số 13).

b. Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu, Đức Gioan-Phaolô II cảnh cáo rằng như thế không đương nhiên có nghĩa là các nước đang phát triển chỉ còn chọn lựa duy nhất là chủ nghĩa tư bản. Ngài phân biệt hai cách hiểu tên gọi “CNTB”. Theo cách thứ nhất, “CNTB” chỉ về nền kinh tế thị trường, (cũng có thể gọi là  “kinh tế thương mại” hay “kinh tế tự do”), nghĩa là “một hệ thống kinh tế nhìn nhận vai trò căn bản và tích cực của kinh doanh, nhìn nhận thị trường, quyền tư hữutrách nhiệm về hậu quả đối với các phương tiện sản xuất, cũng như sự sáng tạo tự do của con người trong địa hạt kinh tế”. Hiểu như thế thì, theo ngài, giải pháp CNTB là thích hợp. Còn cách thứ hai hiểu CNTB như “một hệ thống, trong đó tự do kinh tế không hề bị giới hạn trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc” –, một khuôn khổ nhằm làm cho tự do kinh tế có thể thực sự phục vụ tự do của con người …TBCN theo nghĩa này thì không thể chấp nhận được (Bách chu niên, số 42, x. TL số 335).

Văn minh Tây phương hiện đại tỏ ra rất đề cao con người, nhưng không phải con người hiểu như ngôi vị mà là con người như cá nhân,- chủ thể của những quyền lợi và bổn phận. Nó có khuynh hướng giới hạn quyền bính của các định chế và truyền thống (gia đình, giáo hội, nhà nước) thường bị coi là “áp bức và ngu dân”, để ưu tiên cho các quyền lợi của cá nhân (chẳng hạn nhìn nhận những cuộc sống chung của hai người đồng phái là hợp pháp như hôn nhân, chỉ vì quyền lợi của những người trong cuộc). Nhưng vì không đề ra được cho các cá nhân một lẽ sống có giá trị, nên lớp trẻ một thời được hưởng thụ mọi tiện nghi của xã hội tiêu thụ, đã quay lại chống chính cái xã hội nuông chiều họ ấy, chống lại mọi biểu tượng của quyền uy (Establishment), đòi bãi bỏ mọi thứ cấm đoán, luật lệ. Dường như họ muốn một sự tự do không hạn chế, dù không biết dùng tự do để làm gì.  Phải chăng chủ nghĩa cá nhân của nền văn hóa Tây phương hiện đại là hậu quả kéo dài của chủ nghĩa Tự do (Libéralisme), phát sinh từ phong trào Khai Minh (Enlightenment) của châu Âu thế kỷ XVIII và cuộc đại cách mạng Pháp 1789?

Nền văn minh Tây phương hiện đai nói là đề cao con người, nhưng vì cắt đứt con người khỏi mọi chiều kích siêu việt và những chân lý nền tảng khách quan, nên thực tế nền văn minh ấy lại thường hạ thấp con người, thậm chí chà đạp con người, như lịch sử thế kỷ XX đã cho ta thấy, và như chúng ta vẫn đang thấy diễn ra khắp nơi.

Phần II

NHÂN QUYỀN

Trong học thuyết xã hội của Giáo Hội, lãnh vực nhân quyền chiếm một vị trí rất quan trọng, có thể nói là trọng tâm, nhất là kể từ thời Đức Thánh Cha Gioan XXIII, đến nỗi đối với nhiều người, tư tưởng và hành động của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II xem ra có thể đồng hoá với việc bảo vệ và thăng tiến nhân quyền, và gần như thu tóm vào trong việc đó (x Roger Etchegaray : Préface cho cuốn  Giorgio Filibeck: Les droits de l’homme dans l’enseignement de l’Eglise: De Jean XXIII à Jean-Paul II, Cité du Vatican 1992).

Tuy nhiên ở đây người ta thường gặp hai loại ý kiến phê bình Giáo Hội. Một đàng, không ít người cho rằng GH chỉ mới nói tới nhân quyền gần đây thôi, còn trước kia thì cương quyết bài bác. Theo một cách nhìn khác, có người lại nghĩ rằng GH ngày nay bàn về nhân quyền một cách trệch hướng so với truyền thống. (x. G.Filibeck: Sđd , Note liminaire, tr 9 và Walter Kasper, Nền tảng thần học của nhân quyền, bản dịch Việt ngữ đăng trong Cầu nguyện và Suy , 1999, tr.181-182).  Vì lý do trên, chúng ta cần nhắc lại vài nét lịch sử liên quan tới vấn đề nhân quyền.

I- MỘT CHÚT LỊCH SỬ

Từ thời Trung cổ Tây phương và cả trước đó, đã có những phác thảo luật pháp về các quyền con người, nhưng phải đợi đến hạ bán thế kỷ XVIII, người ta mới gặp những bản Tuyên ngôn nhân quyền đầy đủ.

Trước hết là bản Tuyên ngôn độc lập  của Hiệp Chủng Quốc ngày 4.7.1776, cũng như những bản Tuyên ngôn lập hiến khác về quyền của các tiểu bang thuộc liên bang Hoa-Kỳ (Virginia, Pensylvania, Maryland và Bắc Carolina năm 1776; Vermont năm 1777; Massachusetts năm 1780 ; New Hamshire năm 1783). Bản Tuyên ngôn long trọng khẳng định: “Chúng tôi coi là hiển nhiên những chân lý sau đây: Mọi người được dựng nên bình đẳng, được Đấng Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả nhượng”. Tuyên ngôn nhấn mạnh đến quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tiếp đến là Tuyên ngôn quyền Con người và quyền Công dân (Déclaration des Droits de l’Homme et du Citoyen) của Pháp năm 1789. (x. René Coste, L’Eglise et les Droits de l’homme, Desclée Paris 1982, bản dịch Việt ngữ: Giáo Hội và vấn đề nhân quyền, ronéo, không đề tên dịch giả và năm in, tr. 12). Đây là khúc ngoặt quyết định trong lịch sử nhân quyền, vì tuy chịu ảnh hưởng của bản Tuyên ngôn của Hoa-Kỳ, bản Tuyên ngôn nhân quyền này không dựa trên những xác tín tôn giáo nhưng coi nhân quyền là quyền tự nhiên dựa trên bản tính con người . Bản Tuyên ngôn độc lập của Hiệp chủng quốc ra đời trong phong trào đòi tự do dân chủ do những người châu Âu định cư tại Mỹ khởi xướng chống lại chính quyền thuộc địa Anh, còn Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp dựa trên trào lưu triết học duy lý thế kỷ XVII và XVIII, được mệnh danh là Triết học Ánh Sáng (philosophie des Lumières). Mặc dù các nhà cách mạng Pháp chỉ muốn dựa trên lý trí và đã quyết liệt chống lại Giáo Hội nhưng chính “sức năng động đặc thù của Kitô giáo”, đặc biệt là “chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo thời Phục Hưng” đã góp phần sinh ra bản Tuyên ngôn nhân quyền của họ (x.R Coste, sđd tr.13).

Lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ mà nó đề ra, rốt cuộc cũng chỉ dành cho một thiểu số trong xã hội là giai cấp tư sản. Thiếu sót lớn của nó là quan niệm con người như một cá nhân đơn độc và do đó trừu tượng, không phải con người mang tính xã hội, con người liên đới với đồng loại, đặc biệt với người nghèo khổ, người bị bỏ rơi. Thực tế, quan niệm đó đã hỗ trợ cho thuyết Tự do kinh tế tức chủ nghĩa Tư bản, dẫn tới sự ra đời của giai cấp công nhân và việc bóc lột khủng khiếp giai cấp này. Nó cũng đã đẩy mạnh sự ra đời của các chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội mệnh danh là khoa học của Marx và Engels, mà về sau sẽ trở thành chủ nghĩa Cộng sản (hay chủ nghĩa xã hội hiện thực).

Bản tuyên ngôn nổi tiếng của thời hiện đại là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10.12.1948. Tác giả chính của bản văn này là René Cassin, nhà luật học nổi tiếng người Pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, thế giới đã nhất trí với nhau về một tuyên ngôn khẳng định những quyền căn bản của con người, với xác tín rằng: “Việc nhìn nhận phẩm giá của hết mọi người trong gia đình nhân loại và các quyền lợi bình đẳng, bất khả nhượng của con người là nền tảng để có được tự do, công lý và hoà bình trên thế giới” (Tuyên ngôn, Lời mở đầu). Từ Tuyên ngôn 1789 của Pháp đến Tuyên ngôn quốc tế này, đã có một bước tiến lớn trong ý thức về nhân quyền : thay vì chỉ nhấn mạnh tới các quyền tự do cá nhân, người ta đã đề cao thêm các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Về sau, ý thức ấy sẽ còn được mở rộng tới quyền tập thể của các dân tộc, chủng tộc, nhóm dân thiểu số v.v. như quyền được phát triển, được chia sẽ của cải, được hưởng hoà bình (x.René Coste, sđd, tr 27 và 32).

Liên Hiệp Quốc còn tiếp tục công việc phát huy nhân quyền bằng nhiều văn kiện quan trọng khác, như : Hiệp ước về qui chế cho người tị nạn (1951), Hiệp ước về quyền chính trị của phụ nữ (1952), Tuyên ngôn về quyền trẻ em (1959), Hiệp ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (1966). Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật (1975).

Xét về mặt pháp lý, Tuyên ngôn quốc tế chỉ là một nghị quyết, không phải một thỏa ước ; nó chỉ nêu một “lý tưởng chung cho mọi dân tộc, mọi quốc gia vươn tới” (Lời mở đầu), do đó cũng chỉ mang hình thức một sức mạnh trị tinh thần mà thôi, nhưng trong thực tế ảnh hưởng của nó rất lớn và không ngừng gia tăng.

Bản Tuyên ngôn quốc tế này đã được đại đa số các nước hoan nghênh, nhưng bị nhiều nước Hồi giáo phê bình vì cho rằng bản Tuyên ngôn không tính đến bối cảnh văn hóa và tôn giáo của các nước ngoài châu Âu. Năm 1981, đại diện Iran tại Liên Hiệp Quốc phát biểu: “Tuyên ngôn là một cách hiểu “thế tục” về truyền thống Do-thái và Kitô giáo; người Hồi giáo không thể áp dụng nó mà không vi phạm Luật căn bản (sharia) của mình.”  Đối lại  bản Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc, họ cũng đưa ra bản Tuyên ngôn Cairo về nhân quyền trong Hồi giáo, đuợc Tổ chức các nuớc Hồi giáo biểu quyết ủng hộ ngày 30.6.2000. Bản tuyên ngôn này có những điều phù hợp với bản tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc nhưng cũng có những điều bất cập, ví dụ: Không được ép buộc ai thay đổi tôn giáo mình để theo một tôn giáo khác hoặc trở thành vô thần, nhưng cũng không ai được quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng của mình. Nguyên do của những bất cập nói trên là: tất cả mọi quyền lợi và mọi tự do được nêu lên trong bản Tuyên ngôn đều phải lệ thuộc vào luật Hồi giáo Sharia (Luật căn bản). Nói cách khác nền tảng của các bản Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp và của Liên Hiệp Quốc là bản tính con người, còn trong Hồi giáo, luật Sharia là nguồn của nhân quyền.

II. GIÁO HỘI VÀ NHÂN QUYỀN

l. Những phản ứng tiêu cực buổi đầu

Trong phong trào đấu tranh cho tự do và nhân quyền trong vài thế kỷ qua, Giáo Hội nói chung đã có một thời gian dài tỏ ra thờ ơ, thậm chí chống đối tiêu cực. Chẳng hạn Đức Giáo Hoàng Piô VI đã kịch liệt chống lại bản Tuyên ngôn quyền Con người và quyền Công dân (1789) trong Tông thư Quod aliquantum (1891), trong đó các loại” tự do mới” bị coi là “nhưng quyền kỳ quái” hoặc “quyền ảo tưởng”. Nhưng bản “cáo trạng” mạnh mẽ nhất, dứt khoát nhất chống lại phong trào nhân quyền cuối thế kỷ XIX hẳn là bản Syllabus kèm theo Thông điệp Quanta cura của ĐGH Piô IX (1864), đó là bảng liệt kê 80 sai lầm của thời đại. Hình như những gì liên quan tới nhân quyền đều gây dị ứng cho GH thế kỷ XVIII và XIX. Ngay cả với bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948), GH cũng tỏ ra dè dặt trong một thời gian khá dài.

Thái độ này thật đáng ngạc nhiên, khi mà chúng ta đã có cả một truyền thống Kitô giáo riêng rất cổ kính về các quyền con người. Truyền thống ấy bắt nguồn từ Kinh Thánh, khởi đi từ xác quyết rằng con người là hình ảnh Thiên Chúa. Đây là một xác quyết mang tính cách mạng so với ý thức hệ Đông phương theo đó thì chỉ có nhà vua mới là hình ảnh của Trời. Vì là hình ảnh của Chúa nên mỗi người trong tư cách là người, bất kể thuộc chủng tộc, dân tộc, phái tính hay văn hóa nào, đều có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Chưa nói tới Tân Ước, ngay Cựu Ước cũng đã có biết bao qui định và yêu sách về tôn trọng và bảo vệ sự sống, bảo vệ con người, nhất là người nghèo khổ, bé mọn. René Cassin và các môn sinh của ông đã coi bảng Thập giới là “một trong những nền tảng lịch sử chính yếu của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền”, và một đồ đệ của ông đã nói: “Các lệnh truyền của Thiên Chúa, trong thực tế, trùng hợp với những quyền lợi của con người” (R.Coste, sđd tr.61).

Truyền thống Kinh Thánh trên đã sớm được kết hợp với thuyết cổ truyền về quyền tự nhiên. Thánh Tôma Aquinô đặt phẩm giá con người trên sự kiện là con người là ngôi vị có lý trí, tự do, hiện hữu vì lợi ích riêng của chính mình. Học thuyết này sẽ được nhiều nhà thần học về sau tiếp tục khai triển, như Vitoria, Las Casas, và tạo thành điểm gặp gỡ cho quan niệm Kinh Thánh về nhân quyền với quan niệm tân thời về quyền con người.

Vậy chắc chắn GH không chống lại chính các quyền con người, -GH không thể làm như thế, nhưng có lẽ GH phản đối cách thức người ta trình bày, giải thích các quyền đó, và thường sử dụng chúng để công kích GH trực tiếp hay gián tiếp. Đừng quên bầu không khí thù nghịch, bài Kitô giáo, bài giáo sĩ rất mạnh mẽ phát sinh từ hậu bán thế kỷ XVIII, với phong trào triết học duy lý như đã nói trên , kéo dài mãi qua đầu thế kỷ XX. Dù sao, chắc hẳn phải có những lý do phức tạp và quan trọng nào đó mới giải thích nổi thái độ của GH đối với phong trào nhân quyền trong giai đoạn này.

2.  Giáo Hội quyết liệt dấn thân cho nhân quyền

Sự thay đổi thật ra đã bắt đầu với Đức Lêô XIII, người đã có cái nhìn cởi mở đối với thời đại mới, được tiếp nối bởi các Đức Giáo Hoàng Piô XI  và Piô XII. Chống lại Đức Quốc Xã, Đức Piô XII viết: “Con người trong tư cách là một ngôi vị, có những quyền nhận được từ Thiên Chúa, và đứng trước một tập thể nào các quyền ấy cũng phải được bảo vệ nguyên vẹn, không được phủ nhận, hủy bỏ hay xao nhãng” (Thông điệp Mit brennender Sorge, trích theo R.Coste, sđd, tr.40). Trong Sứ điệp lễ Giáng sinh năm 1942, ngài khẳng định một lần nữa: “ Mỗi cá nhân đều có quyền đòi hỏi được bảo vệ những quyền lợi riêng của mình ; mỗi cá nhân đều có quyền hưởng một khu vực nhất định và riêng biệt gồm những quyền lợi mà không ai được tùy tiện xâm phạm. Đó là những quyền vĩnh viễn chỉ con người mới có, phát sinh từ trật tự pháp lý mà Thiên Chúa đã muốn” (Trích trong Thông điệp Hoà bình trên trái đất, số 2, AS, số 70).

Được mở đường như trên bởi các vị tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Gioan XXIIIvị Giáo Hoàng đầu tiên đã chấp nhận một cách chính thức ý tưởng về các quyền con người dựa trên nhân phẩm, và đề cập tới nhân quyền một cách qui mô, chuyên đề trong Thông điệp Hoà bình trên trái đất, năm 1963 (trong Phần I, số 1-24 ). Người ta lưu ý tới hai đặc điểm: Thông điệp lặp lại những điều quan trọng nhất trong Tuyên ngôn quốc tế năm 1948, nhưng khác với bản Tuyên ngôn, bản văn của Đức Gioan XXIII nối liền quyền lợi với nghĩa vụ; đàng khác tuy là một văn kiện tôn giáo, nhưng các quyền con người ở đây lại được đặt chủ yếu trên nền tảng luật tự nhiên mà mọi người công nhận. Cũng trong Thông điệp này, Đức Thánh Cha đánh giá cao bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, coi đó là “một trong những công việc trọng đại nhất” mà tổ chức này đã thực hiện,”một bước tiến dẫn tới sự thành lập một tổ chức pháp lý chính trị trong cộng đồng thế giới” (Phần IV, số 8). Nên biết rằng trước Đức Gioan XXIII, Giáo Hội chưa bao giờ lên tiếng đồng tình. Nhưng sau ngài, có thể nói các vị Giáo Hoàng không ngần ngại ca ngợi cả tổ chức Liên Hiệp Quốc lẫn bản Tuyên ngôn của tổ chức, mỗi khi có dịp. Chính thái độ cởi mở của ngài đối với các khát vọng của thế giới về công lý và hoà bình đã góp phần vào thành công của Thông điệp Hoà bình trên trái đất nơi các chính phủ và tổ chức chính trị ở cả hai phía tư bản và cộng sản thời bấy giờ. Hội đồng châu Âu đánh giá: “Thông điệp (đó) là một bản Hiến chương lớn nữa đến sau những Hiến chương lớn khác của lịch sử … Nó đến nhắc nhở rằng hoà bình chỉ đạt được nhờ tôn trọng vị trí ưu việt của pháp quyền và nhờ bảo vệ và phát triển các quyền của con người” (Theo Gustave Martelet, Les idées maitresses de Vatican II, DDB, Paris 1966, tr.142).

     Nối tiếp con đường của Gioan XXIII, Công Đồng Vaticanô II khẳng định vị trí hàng đầu của ngôi vị con người trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội, và nhìn nhận rằng ý thức ngày càng mãnh liệt về nhân phẩm và nhân quyền là một tiến bộ của loài người (x. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 73). “Giáo Hội dựa vào Phúc Âm được ủy thác cho mình, công bố những quyền của con người, nhìn nhận và tôn trọng năng động của thời hiện đại hiện đang cổ võ cho những quyền ấy khắp nơi” (x. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 41). Nhưng liền theo đó, Công Đồng cảnh báo trước cám dỗ cho rằng “các quyền lợi của con người chỉ được duy trì trọn vẹn khi loại bỏ mọi Lề luật của Thiên Chúa”, mà “thật ra, đi theo con đường này là (…) làm cho phẩm giá con người tiêu tan.” ( Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 41).

     Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II còn đi xa hơn các vị tiền nhiệm trong mức độ ngài triển khai một cách có hệ thống tất cả mọi hậu quả của nhân phẩm trên bình diện nhân quyền, đến nỗi người ta đã có thể viết: “Với Đức Gioan-Phaolô II, nhân quyền trở thành bộ khung của giáo huấn xã hội của Giáo Hội” (Michel Schooyans, Centesimus Annus et la “Sève Généreuse” de Rerum Novarum, trong De “Rerum novarum” à “Centesimus annus”, Cité du Vatican 1991, tr.48). Đề tài Nhân quyền được đề cập tới không biết bao nhiêu lần, trong nhiều văn kiện, nhiều dịp, kể cả những chuyến du hành mục vụ của ngài trên thế giới.

     Tuyên bố long trọng đầu tiên được đưa ra ngay sau khi ngài lên ngôi, trong Thông điệp Đấng Cứu chuộc loài người, năm 1979, trong đó ngài coi việc tôn trọng nhân quyền là nền tảng cho hoà bình và hoà hợp trong xã hội loài người (số 17). Rồi sau đó liên tiếp trong nhiều Thông điệp, Tông thư hay Tuyên bố, ngài đưa giáo huấn này vào trong lãnh vực học thuyết xã hội. Nhất là ngài không mệt mỏi hành động cho nhân phẩm, nhân quyền, không chỉ ở cấp độ cá nhân mà còn ở cấp độ các quốc gia, dân tộc nữa .

Chúng ta cũng không được quên hoạt động của các tổ chức của Toà thánh, đặc biệt là Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hoà bình, của Đại diện của Toà thánh trong nhiều tổ chức quốc tế , cũng như không nên coi nhẹ đóng góp của nhiều Hội đồng Giám mục, tiêu biểu là Hội nghị của các Giám mục Mỹ La-tinh tại Medellin năm 1968 và Puebla năm 1979.

Sự dấn thân nhiều mặt của Giáo Hội chắc chắn đã đóng góp rất đáng kể vào việc thăng tiến nhân quyền, cho dù các hoạt động đó không được mọi người ưa thích.

3. Vài lời dạy về nhân quyền

     Sau đây, xin tóm tắt vài lời dạy của Giáo Hội liên quan tới nhân quyền, theo bản Tóm lược (số 152-159) và cuốn  Agenda Social (số 66-77).

3.1- Nền tảng

Nhân quyền đặt nền tảng trên phẩm giá của ngôi vị con người và phát sinh trực tiếp và đồng thời từ chính bản tính của họ, do đó trí khôn có thể nhận thức được, còn đức tin thì mang lại cho chúng một nền tảng vững chắc hơn.

3.2- Những đặc tính

Vì nằm ngay trong bản tính con người nên các quyền con người là

- phổ quát, nghĩa là chung cho hết mọi người trong tư cách là người (ai ai cũng có bản tính người như nhau),

- bất khả xâm phạm, không ai được phép xâm phạm vì bất cứ lý do nào,

 - và bất khả nhượng, cũng giống như ta không thể nhượng tính người của mình cho ai, và ai cố tước đọat các quyền ấy khỏi người khác là xâm phạm tới bản tính của chính họ.

Giữa con người với nhau luôn luôn tồn tại những khác biệt, đôi khi rất quan trọng, như khả năng thể lý, khả năng trí tuệ, khác nhau về giới tính, chủng tộc v.v., nhưng bản tính và phẩm giá của mọi người là như nhau, vì thế mọi kỳ thị liên quan tới các quyền con người là không thể chấp nhận, và “trái với ý Thiên Chúa.” (Vui mừng và Hy vọng, số 29; AS, số 76). Người ta nói nhân quyền là quyền tự nhiên, quyền do thiên nhiên, chứ không phải do một ai hay một thể chế nào ban phát cho, vì thế “sức mạnh của nó là bất diệt” (TĐ Hòa bình trên trái đất, số 30; AS, số 74). Dĩ nhiên đối với đức tin Kitô giáo, luật tự nhiên cũng do chính Thiên Chúa tạo ra và nền tảng tối hậu của nhân phẩm và của nhân quyền cũng là Thiên Chúa.

- Có thể thêm đặc tính không thể phân chia. Các quyền căn bản của con người liên kết với nhau thành một tổng thể, do đó phải bảo vệ chúng không chỉ một cách riêng lẻ là đủ, nếu bảo vệ một phần các quyền mà thôi sẽ là gián tiếp không nhìn nhận tất cả các quyền con người, vì các quyền đó tương ứng với những đòi hỏi của nhân phẩm.

Tuy nhiên vẫn có thể nói tới một thứ trật tự về giá trị ưu tiên nào đó. Trong danh sách các quyền con người của ĐGH Gioan-Phaolô II lập trong TĐ Bách chu niên (số 47), quyền được sống nằm trên hết, còn quyền tự do tôn giáo “hiểu như quyền được sống trong chân lý của niềm tin của mình và phù hợp với phẩm giá siêu việt của con người, theo một nghĩa nào đó, (là) nguồn mạch và tổng hợp của các quyền” khác (x.TL, số 155).

3.3  - Nhân quyền, xã hội và chính quyền

Cho dù đặc tính xã hội là thiết yếu cho con người, (x. Vui mừng và Hy vọng, số 24-25 ; AS, số 60) thì vẫn đúng là “các quyền này có trước xã hội và phải được xã hội công nhận” (Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1930 ; AS, số 71.); chính quyền phải tôn trọng nhân phẩm, do đó tôn trọng nhân quyền, phải đưa ra những khung luật cần thiết để bảo vệ và thăng tiến nhân quyền ; nếu chà đạp hoặc phủ nhận các quyền này, chính quyền sẽ mất tính hợp pháp về mặt luân lý, cho dù họ có tìm cách tồn tại dựa vào sức mạnh hay bạo lực. Nền tảng đích thực và bền vững của thể chế dân chủ, chính là ở chỗ biết nhìn nhận rõ rệt các quyền con người (TĐ Bách chu niên, số 47 ; AS, số 67).

3.4-  Quyền lợi và nghĩa vụ.

Đã có quyền lợi thì cũng có nghĩa vụ, điều này đúng cả trên bình diện xã hội lẫn bình diện luật tự nhiên. Thí dụ : quyền được sống kèm theo nghĩa vụ phải bảo tồn sự sống, quyền được hưởng một đời sống xứng hợp buộc ta có nghĩa vụ phải ăn ở cho có phẩm cách ; quyền được tự do tìm chân lý buộc ta có bổn phận càng phải nhiên cứu và mở mang tầm học tập” (TĐ Hoà bình trên trái đất số 29). “Bởi thế, người nào chỉ biết đòi hỏi quyền lợi mà quên nghĩa vụ của mình hay không chu toàn nghĩa vụ đó, tức là dùng tay này phá hủy công việc tay kia đang xây dựng” (TĐ nói trên, số 30 ; TL, 156; AS, số 74).

3.5-  Quyền của các dân tộc và quốc gia

Phạm vi nhânquyền được mở rộng ra để bao gồm cà quyền lợi của các dân tộc và các quốc gia. “Điều gì đúng với cá nhân thì cũng đúng với các dân tộc”(TL, số 157). “Các quyền của các quốc gia không là gì khác hơn là ‘các quyền con người’ được vun đắp ở cấp đời sống cộng đồng’” (TL, số 157).

3.6-  Nhiệm vụ loan báo Tin mừng và Nhân quyền.

Sứ mạng loan báo Tin mừng cứu độ của Hội Thánh bao gồm việc thăng tiến và giải phóng con người về mọi mặt để con người được ngày càng sống xứng với nhân phẩm hơn. Vì thế bảo vệ và thăng tiến nhân quyền là một phần của sứ mạng đó.

GHI CHÚ :

Quyền lợi và nghĩa vụ bên trong Giáo Hội

Giáo Hội có nguồn gốc thần linh, đó là nét đặc thù thiết yếu phải trở thành điểm qui chiếu mỗi khi muốn đặt cơ sở cho những qui định và luật lệ của Giáo Hội và áp dụng chúng vào thực tế đời sống của cơ chế Giáo Hội cũng như những mối liên quan giữa các thành viên của Giáo Hội. Vì nguồn gốc của nhân phẩm là Thiên Chúa, Giáo Hội được mời gọi một cách đặc biệt phải nêu cao chứng tá về đức công bằng. Các quyền lợi và nghĩa bên trong Giáo Hội, như được chỉ rõ trong bộ Giáo luật, phải được thực hiện trong một viễn tượng hiệp thông, vượt lên các giới hạn của một chủ nghĩa cá nhân bất kể tới công ích cũng như một tinh thần vụ luật thiếu bác ái.

Có thể coi: Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 31-38 ; Giáo luật các điều 204-231 ; Sứ điệp cuối kỳ họp Thượng Hội Đồng Giám mục 1974.

 

Kết luận

 

     Trong thời đại chúng ta có nhiều chủ thuyết nhân bản chủ trương loại trừ Thiên Chúa để cho con người được tôn vinh, nhưng thực tế thì sao ? Một khi không còn được nhìn nhận và yêu mến theo phẩm giá là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, con người dễ dàng trở thành mồi ngon cho những thế lực khác nhau khai thác, như ý thức hệ, quyền lực kinh tế, chủ nghĩa tiêu thụ, công nghệ tình dục, những hệ thống chính trị phi nhân, sự thống trị của khoa học- kỷ thuật, của các phương tiện truyền thống xã hội v.v. (x. Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân, số 5). GH xác tín rằng “không một luật lệ nào của con người có thể bảo đảm phẩm giá và tự do của họ bằng Phúc Âm của Chúa Kitô đươc trao phó cho GH” (Hc Vui mừng và Hy vọng, số 41, AS số 44).

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Giorgio Filibeck, Les droits de l’ homme dans l’enseignement de l’Eglise: de Jean XXIII à Jean-Paul II. Cité du Vatican, 1992.

2.      Conseil Pontifical Justice et Paix, De Rerum novarum à Centesiums annus. Textes intégraux des deux Encycliques avec deux études de Roger Aubert et Michel Schooyan.

     Cité du Vatican 1991

3.      Gustave Martelet. Les idées maitresses de Vatican II, Desclée de Brouwer 1966.

4.      René Coste, L’Eglise et les droit de l’homme desclée, Paris 1982 ( Bản dịch Việt ngữ : Giáo Hội và vấn đề nhân quyền, không ghi dịch giả và năm ấn hành).

5.              Nhiều tác giả, Dieu au XXe  siècle, Sous la direction de Bruno Chenu et Marcel Neusch, Bayard, Paris 2002

6.      Vatican II, La liberté religieuse, Collection Unam sanctam 60, Cerf, Paris 1967.

 

Lm Nguyễn Hồng Giáo OFM

 

PHỤ TRƯƠNG

 

I. TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN

(trích)

Điều 2:     Mỗi người có thể đòi cho mình mọi quyền lợi và mọi tự do công bố trong bản Tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm nào khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, gia thế hay bất cứ tình trạng nào khác.

                 Ngoài ra đối với cá nhân không được  có sự phân biệt nào dựa trên qui chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của một nước hay một lãnh thổ của người đó, bất kể quốc gia hay lãnh thổ ấy độc lập, được bảo trợ hay không độc lập hoặc bị giới hạn về chủ quyền một cách nào đó.

Điều 3:     Mọi cá nhân đều có quyền sống, quyền tự do và được an ninh.

Điều 4:     Không được bắt ai làm nô lệ hay tôi tớ. Cấm chỉ chế độ nô lệ và đối xử như nô lệ  dưới mọi hình thức.

Điều 5:     Không được tra tấn ai, bắt chịu những hình phạt hay đối xử tàn bạo, phi nhân và hạ nhân cách.

Điều 6:     Mỗi người đều có quyền được nhìn nhận như pháp nhân ở mọi nơi.

Điều 7:     Mỗi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách đồng đều, không phân biệt. Mọi người đều có quyền được bảo vệ đồng đều trước mọi sự kỳ thị, vi phạm bản Tuyên ngôn này và trước mọi sự khiêu khích khiến cho phải bị kỳ thị như thế.

Điều 9:     Không ai có thể bị bắt bớ, cầm giữ hay lưu đày một cách tùy tiện.

Điều 12:   Không được tự ý can thiệp vào đời tư, gia đình, nhà cửa hay thư từ của bất cứ ai, cũng không được xúc phạm tới danh dự và thanh danh của bất cứ ai. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ  để chống lại sự can thiệp và xúc phạm đó.

Điều 13:   1.Mọi người đều có quyền đi lại tự do và chọn nơi cư trú trong lãnh thổ một quốc gia.

                 2.Mọi người đều có quyền rời nước, kể cả quốc gia của mình, và trở về lại.

Điều 14:   1. Khi bị truy nã, mọi người đều có quyền đi tìm chỗ trú ẩn và được trú ẩn ở các nước khác.

                 2. Nhưng không thể viện tới quyền này khi những cuộc truy nã ấy căn cứ trên tội ác theo luật chung hay dựa trên những hành vi đi ngược lại các mục tiêu và nguyên tắc của LHQ.

Điều 16:   1. Khi đến tuổi kết hôn, nam nữ, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo, có quyền kết hôn với nhau và xây dựng gia đình. Cả hai đều có quyền ngang hàng nhau về hôn nhân, trong khi còn là vợ chồng và khi đã ly dị.

                 2. Chỉ được cho kết hôn khi vợ chồng tương lai ưng thuận một cách tự do và đầy đủ.

                 3. Gia đình là yếu tố tự nhiên và căn bản của xã hội; gia đình có quyền được xã hội và Nhà nước bảo vệ.

Điều 18:   Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao hàm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin, cũng như quyền tự do bày tỏ tôn giáo hay niềm tin của mình, một cách cá nhân hay tập thể, riêng tư hay công khai, bằng sự dạy dỗ, làm các việc đạo, cử hành phụng vụ và các nghi thức.

Điều 19:   Mọi cá nhân đều có quyền tự do tư tưởng và phát biểu. Quyền này bao hàm quyền không bị ai quấy nhiễu về những quan điểm của mình và quyền tìm kiếm, thu nhận cũng như phổ biến những thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện nào, bất cứ ranh giới quốc gia.

Điều 23:   1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền hưởng những điều kiện công bình và thoả đáng để làm việc, và quyền được bảo vệ để khỏi bị thất nghiệp.

                 2. Mọi người đều có quyền hưởng một mức lương bằng nhau khi làm cùng một việc.

                 3. Ai làm việc đều có quyền hưởng một mức lương công bình và thoả đáng, có thể bảo đảm cho bản thân cũng như gia đình mình một cuộc sống phù hợp với nhân phẩm và, nếu có, được hỗ trợ thêm bởi mọi phương thế bảo vệ của xã hội.

                 4. Mọi người đều có quyền cùng với người khác thành lập những nghiệp đoàn và tham gia các nghiệp đoàn để bảo vệ các quyền lợi của mình.

Điều 26:   1.  Mọi người đều có quyền được giáo dục. Sự giáo dục ấy phải miễn phí, ít ra là ở cấp sơ đẳng và căn bản. Buộc mọi người phải được giáo dục cấp sơ đẳng. Phải phổ cập hoá nền giáo dục kỷ thuật và chuyên nghiệp. Phải mở cửa cho mọi người theo đuổi nền giáo dục cao cấp một cách bình đẳng, dựa vào thành tích của mỗi người.

                 2. Sự giáo dục phải nhắm phát triển  trọn vẹn nhân cách của con người, cũng cố thêm việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục cũng phải tạo tạo điều kiện cho mọi quốc gia, mọi tập thể chủng tộc hay tôn giáo thông cảm, bao dung và thân thiện với nhau, cũng như hỗ trợ cho các hoạt động của LHQ được phát triển để duy trì hoà bình.

                 3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn hình thức giáo dục cho con cái mình.

II. TUYÊN BỐ CỦA LHQ VỀ VIỆC LOẠI TRỪ BẤT BAO DUNG.

(18-12-1982)

Điều 1:     1.Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do theo một tôn giáo hay bất cứ nột niềm tin nào họ chọn lựa, cũng như biểu lộ tôn giáo hay niềm tin của mình cách cá nhân hay tập thể, cả công khai lẫn riêng tư, bằng tế tự và những nghi thức, những thực hành và giảng dạy.

                 2. Không ai bị bó buộc khiến cho sự tự do theo một tôn giáo hay một niềm tin mà họ chọn lựa có thể bị vi phạm.

                 3. Quyền biểu lộ tôn giáo hay niềm tin chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp và trong  những trường hợp tiên liệu cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hay luân lý hay những tự do về quyền lợi căn bản của kẻ khác.

Điều 3:     Sự kỳ thị giữa người với người vì những lý do tôn giáo hay niềm tin là một sự xúc phạm tới phẩm giá con người và phủ nhận Hiến chương LHQ và phải bị kết án như một sự vi phạm các quyền con người và những quyền tự do căn bản được tuyên bố trong Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và được trình bày chi tiết trong những công ước quốc tế liên quan đến nhân quyền, và như một trở ngại cho mối quan hệ hữu nghị và hoà bình giữa các dân tộc.

Điều 5:     1.Cha mẹ hoặc, nếu cần, những người giám hộ luật định cho đứa trẻ có quyền tổ chức đời sống trong gia đình phù hợp với tôn giáo hay niềm tin của họ và bằng cách quan tâm đến nền giáo dục đạo đức mà họ nghĩ là đứa trẻ cần phải được dạy dỗ theo đó.

                 2. Mọi đứa trẻ, trong lãnh vực tôn giáo hay niềm tin, đều được quyền nhận một nền giáo dục phù hợp với ước nguyện của cha mẹ hoặc người giám hộ luật định của chúng, và không thể bị bó buộc nhận một sự đào tạo liên quan tới một tôn giáo hay một niềm tin ngược với nguyện vọng của cha mẹ hay người giám hộ luật định của chúng. Vì lợi ích đứa trẻ là nguyên tắc chỉ đạo.

                 3. Trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức kỳ thị căn cứ trên tôn giáo hay niềm tin. Nó phải được giáo dục trong một tinh thần thông cảm (compréhension), khoan dung, hữu nghị giữa các dân tộc, tinh thần hoà bình và huynh đệ đại đồng, tinh thần tôn trọng tự do tôn giáo hay niềm tin của kẻ khác và trong ý thức đầy đủ rằng nó phải dùng năng lực và các tài năng mình phục vụ đồng loại…

                 4. (…)

                 5. Những thực hành tôn giáo hoặc niền tin trong đó một đứa bé được giáo dục không được làm hại tới sức khoẻ thể lý hay tinh thần (mental) cũng như sự phát triển đầy đủ của nó…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7.      Giorgio Filibeck, Les droits de l’ homme dans l’enseignement de l’Eglise: de Jean XXIII à Jean-Paul II. Cité du Vatican, 1992.

8.      Conseil Pontifical Justice et Paix, De Rerum novarum à Centesiums annus. Textes intégraux des deux Encycliques avec deux études de Roger Aubert et Michel Schooyan.

     Cité du Vatican 1991

9.      Gustave Martelet. Les idées maitresses de Vatican II, Desclée de Brouwer 1966.

10.  René Coste, L’Eglise et les droit de l’homme desclée, Paris 1982 ( Bản dịch Việt ngữ : Giáo Hội và vấn đề nhân quyền, không ghi dịch giả và năm ấn hành).

11.       Nhiều tác giả, Dieu au XXe  siècle, Sous la direction de Bruno Chenu et Marcel Neusch, Bayard, Paris 2002

12.  Vatican II, La liberté religieuse, Collection Unam sanctam 60, Cerf, Paris 1967.

Lm Nguyễn Hồng Giáo

Vài Suy Nghĩ về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và Môi Sinh

 

Việc phát hành  ấn bản chính  thức của tập sách  “Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội” vào năm 2004, có thể được xem như là Cột Móc ghi dấu kết thúc một giai đoạn phát triển học thuyết xã hội của  Giáo Hội, từ Đức  Lêô XIII đến nay. Những năm đầu của thế kỷ thứ XXI, là thời gian thẩm định lại nội dung của Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội. Nhiều bộ sách tổng hợp về Học Thuyết Xã Hội của giáo hội công giáo đã được xuất bản trong thời kỳ này.

Chẳng hạn như bộ  Tự Điển Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, xuất bản tại Roma, năm 2006, do Trung Tâm Nghiên Cứu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, chủ trương biên soạn. Và còn nhiều bộ  sách khác nữa, chẳng hạn như tập sách của Giáo Sư Giorgio Campanini, chuyên viên về chính trị học theo tinh thần kitô giáo. Tập sách có tựa đề :  Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội: những thành quả đạt được và những thách thức mới, xuất bản năm 2007, tại Roma, do nhà xuất bản EDB phát hành.

Trong tập sách này, Giáo Sư Giorgio Campanini đã dành trọn chương thứ Sáu để nói về “những thách thức mới”, còn được chính giáo sư gọi bằng một cụm từ khác nữa là “Những Biên Cương Mới của Học Thuyết Xã Hội”. Và  một trong những thách thức mới, hay biên cương mới,  là  vấn đề “Môi Sinh”.

Giờ đây mời quý vị và các bạn theo dõi những suy tư của giáo sư Giorgio Campanini về đề tài  Môi Sinh trong Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, vào khởi đầu ngàn năm thứ ba..

Theo cái nhìn truyền thống về Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, thì khi nói về việc hưởng dùng những tài nguyên của trái đất, thì người ta thường chú ý nhiều đến những tài nguyên, những của cải, những sản phẩm do con người làm ra qua sức lao động. Nội dung cổ điển và chính yếu của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội là trình bày giải pháp ( hay những giải pháp)  để vượt qua  sự tranh chấp giữa hai cực Lao Động và Tư Bản.

Trọn cả dòng suy tư trong học thuyết xã hội của giáo hội công giáo dường như bị cuốn hút bởi  “hai cực” : “Tư Bản và Lao Động”, “Con Người và Tiền Vốn”.

Giờ đây, trong giai đoạn mới, xuất hiện một “phân cực mới”, với tên gọi mới  là   “môi sinh”, là “thiên nhiên”. Và cũng từ đây, suy tư của Học thuyết xã hội của giáo hội không còn được trình bày theo hai phân cực  “Tư Bản và Lao Động”, nhưng theo  ba phân cực “ Tư Bản, Lao Động và Môi Sinh”.

Việc hưởng dùng một cách đúng những  tài nguyên thiên nhiên không còn được xác định theo “hai tiêu chuẩn” :“Tư Bản và Lao Động” nữa, mà phải theo “ba tiêu chuẩn”: Tư Bản – Lao Động- -Môi Sinh”.

Những tài nguyên trên trái đất này ----- và chúng ta có thể nói cách toàn bộ hơn: “những tài nguyên của vũ trụ”—trong cái nhìn truyền thống cổ điển —được hiểu như là vô tận và “nhưng không”,  như không khí, nước,  ánh sáng mặt trời, vân vân….. Con người dùng tư bản và sức lao động để  khai thác và hưởng dùng mà không quan tâm  gì đến những giới hạn, không lo lắng gì đến sự cùng tận của những tài nguyên này.

Có thể nói rằng trong giai đoạn mới này quan niệm cổ điển trước đây không còn có thể  ừng dụng được nữa.

Những nguồn tài nguyên  mà ta cho là “vô tận” và “nhưng không” giờ đây lên tiếng báo động là chúng đang cạn dần dần, và càng ngày càng “mắc mỏ”.

Khi còn nhỏ và sống tại vùng quê, tôi không bao giờ hiểu và tưởng tượng ra được nước uống có thể mắc hơn xăng!

Trước kia, để vượt qua thế tranh chấp giữa “Tư Bản và Lao Động”, người ta từ từ tạo ra hai “cơ cấu” bênh vực, một cho phe tư bản và một cho phe lao động; đó là “nghiệp đoàn” cho giới chủ và “công đoàn” cho giới lao động.

Trong giai đoạn mới của học thuyết xã hội của Giáo Hội vào khởi đầu ngàn năm kitô thứ ba kỷ nguyên kitô, thì cần có thêm  cơ cấu thứ ba, để  bênh vực cho môi sinh, cho thiên nhiên.

Dĩ nhiên, cơ cấu thứ ba này chưa được tổ chức chặt chẽ  giống như  cơ cấu công đoàn lao động, hay như  “ nghiệp đoàn” của giới tư bản chủ nhân. Tại nhiều quốc gia, chúng ta đang chứng kiến cảnh Công quyền hay Nhà Nước đứng ra đóng vai trò “bảo vệ môi sinh”. ( Các “Bộ Tài Nguyên và Môi Sinh” nơi các chính phủ).

Thái độ của con người trong giai đoạn mới này cần thay đổi cho phù hợp với cái nhìn mới: con người không còn chỉ có hai thái độ:  khai thác và hưởng dùng, nhưng cần phải  tập luyện cho mình có thêm thái  độ thứ ba là “bảo  dưỡng”, ngõ hầu công cuộc phát triển được “vững bền”.

Con người không phải chỉ là  “ông chủ” của thiên nhiên, không phải chỉ lo khai thác, biến đổi và hưởng dùng, nhưng còn  là người bạn của thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo dưỡng thiên nhiên, làm đẹp thêm những gì Đấng tạo hoá đã nhìn thấy là “đẹp”, như những trang đầu tiên của Kinh Thánh nhắc : “Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp!”.

( ĐTD)

 

Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

 

Mục lục

 

 

Lễ mừng sự sống

Trong kinh tin kính chúng ta tuyên xưng: „ Et exspecto resurrectionem mortuorum, et vitam venturi saeculi. Amen - Tôi trông đợi sự sống lại và sự sống vĩnh cửu mai sau. Amen“.

Sự sống lại, sự sống vĩnh cửu như thế nào đây? Phải chăng đó là sự sống lúc này vẫn còn tiếp tục kéo dài mãi, mà chúng ta gọi đó là vòng luân hồi? Sự sống lại và luân hồi khác nhau thế nào?

Thân thể con người là một bộ máy tinh vi, mềm dẻo uyển chuyển hoàn hảo chằng chịt liên đới ăn khớp với nhau , có khả năng tự thu nhận cùng biến chế mà không cần phải có năng lượng điện nào khác làm cho máy chạy. Ngoài ra bộ máy thân thể con người là bộ máy có khả năng tinh thần tâm linh cùng suy nghĩ sáng tạo.

Nhưng dẫu vậy bộ máy thân thể con người cũng được Kiến trúc sư Tạo Hoá tạo dựng nên có những khả năng giới hạn về mọi mặt.

Khi bộ máy thân thể con người đạt tới giới hạn của nó. Khi nó chết ngưng sống động,người ta không thể tháo rời thay thế bộ phận nào đó ráp láp lại cho nó hoàn hảo trở lại như lúc đầu. Mặc dù càng ngày có nhiều khám phá phát triển về khoa chữa trị bệnh, cấy trồng ghép thay cơ quan bộ phận nào bị bệnh trong người. Đó cũng chỉ là chữa trị từng phần mảnh cơ quan trong người thôi.

Sự sống khi không còn nữa, không thể có cái khác khác thay thế vào được.

Cũng không thể hiểu thân thể con người như một căn phòng. Khi tường vách căn phòng đã trở nên cũ dính bụi , người ta có thể rửa lột giấy cũ, cạo sơn cũ, rồi dán giấy mới, quét lớp sơn mới lên tường, là có căn phòng mới trở lại.

Không, thân thể con người không như thế. Nó được Đấng Tạo Hóa tạo dựng một lần. Nó không là bản sao chép từ một bản cũ đã có trước đó. Nó cũng không là một căn phòng cũ mới được quét sơn, dán giấy mới chung quanh tường vách trở lại.

Thân thể con người không thể nào thay đổi thay thế với cái khác được. Con người được tạo dựng từ bụi đất. Con người có thân xác và linh hồn.

Sự sống của con người, của tôi, của người khác chỉ có một lần. Khi thời gian của sự sống một người qua đi, nó không trở lại nữa. Sự sống của con người giới hạn bởi sự chết. Vì thế, con người không thể sống thử cũng không thể chết thử được.

Sống lại không là cứ tiếp tục sống mãi không cùng. Nhưng sống lại là trở thành một con người mới, một thời gian mới được tạo thành.

Chúa Giêsu Kitô qua sự sống và cái chết của Người đã bẻ gẫy vòng luân chuyển „ chết và trở lại“. Ngài đã chỉ hướng đi cho đời sống con người:

Đời sống không mãi chỉ xoay chuyển trong một vòng tròn trở đi trở lại, nhưng có khởi đầu và tận cùng.

Đời sống chỉ có một lần không có lặp lại.

Chúa Giêsu sống lại đã đem đời sống về bên Thiên Chúa.

Khi đời sống chấm dứt trên trần gian, con người sống lại bên Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc cùng quê hương của đời con người.

„ Et exspecto resurrectionem mortuorum, et vitam venturi saeculi. Amen - Tôi trông đợi sự sống lại và sự sống vĩnh cửu mai sau. Amen“.

Lm. Nguyễn Ngọc Long

Văn hoá Trứng Phục sinh

 

Xác định ngày Lễ Phục sinh hàng năm

Công đồng Nicea năm 325 đã quyết định lấy ngày chủ nhật để cử hành lễ Phục sinh thống nhất trong toàn giáo hội. Vì phải là ngày chủ nhật trong tuần, nên ngày lễ Phục sinh không trùng nhau qua các năm. Ngày cử hành lễ là ngày sau ngày xuân phân (21.3) đến trước ngày 25.4. Tuy nhiên, công đồng không để lại cách tính như thế nào. Có lẽ việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh vì có nhiều nhà thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3.Trong suốt thời trung cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo La Mã dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ chuyển sang phương pháp Alexandria. Từ thế kỷ XVI, sau khi có lịch Grêgorien ban hành vào năm 1582, lễ phục sinh của Công giáo lại hơi khác với ngày Lễ Phục sinh của Chính Thống giáo

Tại sao lại lấy trứng làm biểu tương cho Lễ Phục sinh?

Theo quan niệm đã có từ lâu thì trứng tượng trưng cho nhiều đặc tính. Nó nói lên sự tái tạo, sung mãn, đổi mới và sống lại. Trứng luôn mang mầm sống. Mầm sống ấy làm sống lại cơ thể sống. Chúa Giêsu được coi như mầm sống và sau cái chết đã sống lại và hiện diện trong mỗi người chúng ta. Vì thế, ngày Phục sinh với nhiều nước châu Âu, tập tục trứng Phục sinh vẫn còn được duy trì cho đến nay.

Từ những quả trứng Phục sinh đơn giản ban đầu

Thế kỷ VIII, người ta đã thấy những quả trứng Phục sinh ban đầu dùng để tặng nhau nhân ngày lễ này. Trứng sau khi luộc chín, được nhuộm màu và vẽ lên những hình những hình vẽ tuỳ ý. Tuy nhiên, tục này mới xuất hiện chưa trở nên phổ biến. Từ thế kỷ XII, hầu như các nước châu Âu theo Thiên Chúa giáo (kể cả Công giáo và Chính Thống giáo) đều lấy trứng là một biểu tượng cho ngày Lễ mừng Chúa sống lại.

Ngày lễ Phục sinh tại Paris vào thế kỷ thứ XIII, các linh mục và các sinh viên đại học và thanh niên nhóm họp với nhau nơi các công trường, tạo thành đoàn diễn hành có kèn có trống rồi vô nhà thờ để hát, xong họ tản mác khắp mọi nơi trên các đường phố để tìm trứng Phục sinh.

Hiện nay, những hình thức của quả trứng đã có nhiều thay đổi. Ngòai những quả trứng thật được tô vẽ và nhuộm màu như xưa, còn có thêm những quả trứng khác như trứng sôcôla cho trẻ em. Sôcôla được làm nóng lên khỏang 50 độ rồi cho vào khuôn đúc. Sau đó lấy ra và vẽ hình tùy ý. Các hãng làm sôcôla hiện nay đã sản xuất ra trứng sôcôla với nhiều kích cỡ và nhiều màu sắc cũng như hình vẽ nhằm phục vụ khách hàng. Ngòai ra còn co thêm những trò chơi trứng. Trẻ em nhân gnày lễ Phục sinh sẽ dẫn các em đến những khu vườn hoặc những khu rừng dành cho lễ hội. Trứng được giấu trong các bụi cây, dưới những đám cỏ… để cho trẻ em đi tìm. Ngòai ra còn có những quả trứng bằng nhựa dẻo, trong đó có một quà tặng như giá trị của một quyển sách, một món hàng ở siêu thị…

Đến những quả trứng đắt tiền

Vài hình ảnh về trứng của nhà chế tạo Fabergé

Từ thời Phục Hưng (Renaissance), trứng gà được thay thế bằng trứng bằng vàng trong các triều đình vua chúa châu Âu. Trứng được trang trí bằng kim loại quý, các loại đá quý và ngay cả các bức tranh của các họa sĩ danh tiếng, Tuyệt hảo là những cái trứng nổi tiếng của nhà chế tạo Fabergé làm theo đơn đạt hàng triều đình Nga hoàng vào cuối thế kỷ thứ XIX. Suốt từ 1895 đến 1917. Nga hòang Alexandre III và sau đó là Nicolas II đã đặt trứng Phục sinh để tặng cho hòang hậu và Nicolas còn đặt thêm một quả để tặng cho mẹ. Tổng cộng Fabergé đã chế tạo được bằng phương pháp thủ công 66 quả trứng. Mỗi quả trứng là một tuyệt tác nghệ thuật.. Một trong số đó là quả trứng Mùa đông do Nicholas II tặng cho mẹ của ông - Maria. Được gắn 3.000 viên kim cương, quả trứng này đã được bán với giá 5,6 triệu USD vào năm 1994 và được bán lại tám năm sau với giá 9,6 triệu USD. Quả trứng Đăng quang chứa bản sao chính xác chiếc xe ngựa của Nga hoàng cùng bánh xe quay của nó. Quả trứng mô tả thu nhỏ đường xe lửa xuyên Siberia. Nó được chế tác vào năm 1900 để kỷ niệm sự kiện hoàn thành việc xây dựng tuyến đường này.


Sau cách mạng Nga năm 1917, một số quả trứng của hòang gia lại bị lưu lạc sang tay nhiều nhà sưu tầm nước ngòai. Trong bản tin của đài BBC ngày 5.2.2004, có 8 quả trứng không còn tìm thấy nữa và một nhà tỷ phú Nga hiện nay là Victor Vekselberg đã mua lại được 9 quả trứng và những món sưu tầm khác từ New York với giá 90 triệu đô la để mang lại về Nga trong thời kỳ « hậu cộng sản ».

 

Được biết, điện Kremli ở Nga còn giữ được 10 quả trứng của nhà chế tạo Fabergé.

 

Giuse Nguyễn Thụ Nhân

Mục lục

 

 

TÔN VINH

“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh,

và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người”

(Ga 13,31)

Chúa Giêsu

Ngài được tôn vinh không phải vì có nhiều vàng bạc, tiền của.

Ngài được tôn vinh không phải vì có quyền chức cao.

Ngài được tôn vinh không phải vì có nhiều binh lính.

Ngài được tôn vinh không phải vì là thần tượng như các người mẫu, siêu sao…

Nhưng Ngài được tôn vinh vì trái tim còn sống, còn có lòng thương cảm và xót thương, biết yêu thương và tha thứ, biết nâng đỡ và bảo vệ. Và vì để bảo vệ gia đình nhân loại, Ngài dám chấp nhận hạ mình xuống, hy sinh tự huỷ để cứu con người.

Đang khi nhiều người lại sai lầm nghĩ rằng muốn được tôn vinh thì mình phải có nhiều tiền của, nhiều quyền uy, nhiều sức mạnh, nhiều kiến thức, nhiều sức khoẻ, rồi coi đó là chỗ dựa và biểu dương để người đời ca tụng, ngợi khen. Không phải thế, vì đó là những thứ ngoài thân. Muốn được tôn vinh thì mọi lời nói và việc làm phải phát xuất từ trái tim biết cảm thông, thương xót, yêu mến.

Gia đình

Gia đình muốn được tôn vinh thì vợ chồng, cha mẹ cần phải bắt chước Chúa Giêsu, là khiêm nhường hạ mình xuống, huỷ mình đi.

Nếu chồng ỷ vào quyền làm chồng, hoặc dựa vào đồng lương, nghề nghiệp hay bám vào quyền chức của mình làm áp lực để vợ con phải cúi đầu nghe theo thì gia đình còn bất ổn.

Nếu vợ còn ỷ vào khả năng kiếm tiền, hoặc dựa vào sự giàu có của bố mẹ hay một lý do nào đó để điều khiển chồng con thì gia đình còn bất hạnh.

Nếu mỗi người còn lo đấu tranh tìm phần phải, phần lý, phần đúng, phần thắng về mình thì gia đình còn trục trặc, còn so sánh hơn thiệt, còn ganh tị, còn nghi ngờ, còn đấu tranh, còn tranh chấp, và…. còn đau khổ. Dĩ nhiên làm gì có hạnh phúc và bình an, làm gì có bao dung và tha thứ, làm gì có chia sẽ và bác ái, làm gì có nhẫn nhục và hy sinh, làm gì có đầu tư và phát triển, làm gì có tin tưởng và hy vọng, làm gì có cậy trông và phó thác, làm gì có cộng tác và xây dựng, và làm gì mà có hiệp nhất và yêu thương. Mà chỉ có nguy cơ chia rẽ và sụp đổ. Bởi trái tim đã khô cằn héo úa, đã chết hay đang chết. Vì tim đập làm cho thân thể ta sống thế nào thì trái tim biết rung cảm và xót thương mới làm cho lời nói và việc làm của ta nên giá trị, vì thế ta mới được tôn vinh.

Nếu mỗi người chỉ biết ích kỷ tìm phần lợi cho mình về thời gian, việc nhẹ, danh dự, thì gia đình không còn là một nữa, mà đã trở thành hai. Lúc ấy, vợ chồng đồng sàng mà dị mộng.

Nếu gia đình còn có chuyện thắng thua thì gia đình ấy nguy cơ đổ vỡ rất cao. Vì mái nhà muốn trở thành mái ấm cần phải có tình yêu nữa.

Đã là gia đình thì không có chuyện thắng thua, vì thắng cùng thắng mà thua cùng thua.

Nếu chồng thắng, vợ thua thì gia đình đó thua, và ngược lại vợ thắng chồng thua cũng vậy.

Không có gia đình của tôi hay của anh, của ông hay của bà. Nhưng chỉ có một gia đình duy nhất, gia đình của chúng ta, gia đình của chúng mình. Chúng mình cùng ngồi chung một chuyến thuyền cuộc đời. Thuyền chìm thì cả nhà đều chìm.

Nếu Chúa Giêsu cũng chỉ lo cho bản thân thì chắc chắn Ngài không được tôn vinh. Nhưng Ngài biết quên bản thân vì nhân loại, nên ngàn đời mọi người sẽ phải gẫm suy rồi bắt chước.

Nếu gia đình, mỗi người biết nhường nhịn, nhẫn nại, hy sinh hạ mình xuống, huỷ mình đi thì lúc ấy tưởng như thua nhưng lại là thắng. Thắng chính mình. Gia đình sẽ được tôn vinh. Và Thiên Chúa cũng sẽ được tôn vinh nơi gia đình của ta, một gia đình sống đầy tình Chúa, tình người.

Thanh Thanh

Mục lục

 

 

Hoàn cảnh lịch sử của việc xây Nhà thờ Lớn Hà Nội


Từ hơn hai tháng nay, theo dõi những cuộc tranh luận trên talawas về vụ Công giáo đòi Tòa Khâm và tiếp theo là những tranh cãi về sự kiện Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên phần đất Chùa Báo Thiên, tôi không khỏi choáng váng vì sự đối chọi nhau giữa những bài có những hàng tít bị coi là “khiêu khích” tuy nội dung từ tốn như “Đừng đánh lạc mục tiêu, đừng đánh tráo chủ đề”, hay “Trò phù phép đánh tráo...” của những tác giả có lập trường “chống”, và những bài phản biện có những hàng tít vô thưởng vô phạt nhưng nội dung lại mang đầy tính cách cáo buộc và hận thù chia rẽ tôn giáo của những tác giả có lập trường “thân”. Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên phần đất nào, trong hoàn cảnh lịch sử nào, lẽ ra chỉ nên bàn cãi trong mục lịch sử, văn hoá xã hội, đã leo thang và trở thành một điểm nóng chính trị và tôn giáo. Sống ở Paris, nơi tích lũy nhiều tài liệu có thể tham khảo được, tôi thử đứng ngoài mọi lập trường, để chỉ căn cứ vào những tài liệu chính xác, đối chiếu, kiểm chứng những luận chứng trái ngược nhau trong những bài tranh luận kể trên và phân tích một cách khách quan những sự kiện liên quan đến Công giáo đã thật sự xẩy ra trong thời kỳ Pháp đánh chiếm Việt Nam.


Trước hết, theo những tài liệu lịch sử Pháp, tôi có đủ bằng chứng xác nhận là Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng trên phần đất có Chùa Báo Thiên.


Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng từ năm 1883 và được khánh thành 4 năm sau trong dịp lễ Giáng sinh 1887. Nhà thờ này được xây theo kiểu tân gô-tích phỏng theo kiểu vẽ của Paul Abadie, kiến trúc sư nổi tiếng Âu châu hồi cuối thế kỷ thứ XIX, người chuyên tái thiết và xây dựng nhiều nhà thờ ở Pháp và nhiều nước khác với phong cách độc đáo gọi là tân - Trung cổ. Nhà thờ nổi tiếng nhất mà ông Abadie đã vẽ kiểu là thánh đường Thánh Tâm (la basilique du Sacré Coeur) trên đồi Monmartre. Ai qua Paris cũng thường tới thăm thánh đường này, được xây từ năm 1875 đến năm 1919 mới xong. Nhà thờ Lớn Hà Nội đã phá kỷ lục thời đó về tốc độ xây dựng một nhà thờ – chỉ cần 4 năm, nhờ tiền thu được qua xổ số giữa những người Pháp với nhau. Ở Âu châu thời Trung cổ, xây một nhà thờ phải mấy trăm năm mới xong vì cần nhiều thế hệ góp công góp của.


Tuy nhiên, không có tài liệu nào nói rõ là Nhà thờ Lớn đã được xây đúng chỗ có chính điện của Chùa Báo Thiên hay chỉ trên một phần đất của khu chùa.


Theo những tài liệu tôi thâu thập được thì Chùa Báo Thiên do vua Lý Thánh Tông xây năm 1056–57 để kỷ niệm chiến thắng Chiêm Thành. Chùa còn là một tu viện rất lớn và là nơi Lý Quốc Sư trụ trì. Ngài tu ở chùa Khai Quốc trước khi đến Báo Thiên. Là tu viện tất nhiên phải có nhiều khuông viện (“monastère” trong các tài liệu Pháp) để cho các chú tiểu học đạo, đồng thời đất Chùa Báo Thiên phải rất rộng lớn, không thể chỉ bằng diện tích một ngôi nhà nhỏ 300 mét vuông như ông Lê Quang Vịnh đã khẳng định. Nhà thờ có thể được xây trên một phần đất rộng lớn của Chùa nhưng không nhất thiết ở chỗ có chính điện Chùa. Đây là một chi tiết rất quan trọng vì nếu cố ý phá chính điện Chùa để xây Nhà thờ lên trên thì phải coi đó là một hành động hoàn toàn xấu của các chức sắc Công giáo thời ấy muốn bỉ mặt những người Phật giáo. Tôi chắc là không như vậy vì trước khi xây Nhà thờ Lớn, ở trên khoảng đất đó đã có một nhà thờ bằng gỗ (có hình còn để lại) bị quân Cờ Đen đêm 15-5-1883 đột kích giết giáo dân và đốt cháy (theo nhật ký của Marolles, sĩ quan phụ tá của Henri Rivière viết ngày 16-5-1883). Ngoài ra kế cận Chùa Báo Thiên là phủ Chúa Trịnh khi trước. Phủ Chúa rất rộng lớn gồm nhiều dinh thự hoành tráng hơn dinh thự Vua Lê nhiều. Theo một bản đồ vẽ năm 1770, Phủ Chúa là một hình vuông giới hạn bởi những đường phố Lý Thường Kiệt, Quán Sứ, Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung bây giờ (tài liệu Philippe Papin). Năm 1786 Lê Chiêu Thống trả thù cho lệnh đốt Phủ Chúa, “khói lửa ngợp trời 10 ngày đêm liền vẫn còn cháy”. Khu đất Phủ Chúa bị coi là đất “ngụy” không ai được làm nhà, chỉ những kẻ bần cố thây, vô gia cư lén lút làm lều ở. Đất Nhà Chung bây giờ gồm cả đất Toà Khâm có lẽ thuộc về phần đất ngụy bị bỏ trống hồi đó.


Những tài liệu được coi là đáng tin cậy đều khẳng định tình trạng đổ nát của Chùa Báo Thiên và chuyện Tháp Báo Thiên cao 80 mét chỉ là một huyền thuyết.


Chỉ cần trình độ toán lớp 7 cũng đủ biết là phải giầu trí tưởng tượng lắm mới có thể nghĩ Tháp Báo Thiên “cao đến mức bóng tháp soi xuống mặt hồ Hoàn Kiếm”như trong bài viết của một tác giả. Nghĩa là phải cao cả ngàn mét! Tôi cũng không biết theo tài liệu nào mà Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có thể khẳng định tháp cao 20 trượng tức là 80 mét. Tôi nghĩ có lẽ có sự nhầm mét với thước ta: 80 thước ta bằng chừng 27 mét, cao bằng toà nhà hiện đại 10 tầng. Tôi thấy như vậy đã là cao lắm. Thử so sánh với Tháp Phước Duyên 7 tầng, tượng trưng 7 kiếp của Đức Phật – được xây trong khuôn viên Chùa Thiên Mụ (bằng gạch lấy từ một ngôi đền của người Chàm) dưới thời Thiệu Trị năm 1884 –, cũng chỉ cao 21 mét, bằng toà nhà 7–8 tầng. 80 mét là chiều cao của một cao ốc hiện đại 33 tầng. Ông cha ta đã có kỹ thuật làm cần trục đem gạch đá xây được tháp cao 80 mét cách đây 950 năm thì Tháp Báo Thiên phải sánh ngang 7 kỳ quan thế giới (để thành kỳ quan thứ 8)! Tôi đã đi tham quan nhiều chùa chiền bên Tàu bên Nhật, và tôi không thấy nơi nào có tháp cao tới 40 mét cả. Ngôi tháp nổi tiếng nhất Âu châu là Tháp Pise xây cùng thời với Tháp Báo Thiên (1174–1350), gần 200 năm mới xong, cũng chỉ cao có 54 mét 50. Tháp bị nghiêng vì bằng đá nặng quá đất bị lún dần. Đó là tháp còn được xây ở vị trí đất liền thổ trong thành Pise, chứ Tháp Báo Thiên xây gần sông Hồng trên đất phù sa thời đường kính phải bao nhiêu, nền móng phải sâu đến độ nào, phải bằng loại đá gì mới không bị mòn dần mà sụp đổ?


Tôi cũng không thấy ảnh hay hình vẽ nào về Chùa Báo Thiên trong các tài liệu Pháp, đặc biệt là trong số những ảnh chụp phong cảnh Hà Nội năm 1883 của bác sĩ Hocquard tác giả cuốn Une campagne au Tonkin hồi ấy. Một ngôi chùa to lớn như vậy dù trong tình trạng xuống cấp cũng không thể qua mắt Hocquard, người đã để lại rất nhiều hình ảnh Hà Nội như Chùa Báo Ân, Đền Ngọc Sơn, phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, đường vào Đồn Thủy, cửa ô Quan Chưởng v.v... Trong cuốn Lịch sử Hà Nội (Histoire de Hanoi) xuất bản mới đây, Tiến sĩ Philippe Papin, người làm luận án tiến sĩ về Hà Nội và là một nhà Việt Nam học nổi tiếng có viết rất nhiều sách về Việt Nam, nhân viên trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp sống ở Hà Nội từ 15 năm nay, có nói rõ là Chùa Báo Thiên đã bị sụp đổ từ năm 1547 và không được trùng tu lại vì Phật giáo dưới triều Lê không còn được trọng vọng nữa. Đất chùa ban ngày trở thành nơi họp chợ, ban đêm là chỗ tụ tập của những người hành khất co quắp ôm nhau chết lạnh dưới những chõng bán thịt. Khi xây Nhà thờ Lớn, những di tích còn lại đều bị hốt bỏ. Qua những sưu tầm của ông Papin và được chứng nhận bởi những hình ông Hocquard chụp, quanh hồ Hoàn Kiếm trước khi Pháp chiếm đóng Hà Nội chỉ còn hai đền đài: Chùa Báo Ân và Đền Ngọc Sơn. Chùa Báo Ân cũng được gọi là Chùa Liên Trì vì có bể hoa sen được xây dựng bởi Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai năm 1842, gồm 36 toà nhà, rất nhiều stupa [1] và hơn 200 bức tượng bị Pháp phá bỏ năm 1886 để xây Nhà Bưu điện. Khi bị phá, Chùa Báo Ân mới xây được 44 năm nên trong hình Hocquard chụp năm 1883 trông còn mới và không thể coi là cổ được. Theo tôi nghĩ có lẽ ông Nguyễn Đăng Giai làm chùa này để thay thế Chùa Báo Thiên đã bị sụp đổ. Đền Ngọc Sơn cũng chỉ được thi hào Nguyễn Văn Siêu quyên tiền xây lại năm 1865 khi đó cũng chưa có cái cầu nữa. Nghĩa là không có đền đài ở Hà Nội nào mà không phải trùng tu hay xây lại nhiều lắm là 100 năm sau cả. Bởi vậy Chùa Báo Thiên xây cách đây gần 1000 năm mà bị sụp đổ hoàn toàn cũng là đúng. Tôi cũng xin thêm là không có ai lẩn thẩn so sánh một ngôi chùa mới xây 44 năm có hình ảnh rõ ràng như Chùa Báo Ân với một ngôi chùa đã sụp đổ từ 300 năm trước, không biết hình thù ra sao, như ông Lý Khôi Việt đã lí luận trong bài “Về Chùa Báo Thiên...”.


Pháp có cần sự cấu kết của Công giáo để xâm chiếm Việt Nam không?


Phân tích kỹ những lần Pháp can thiệp bằng võ lực vào Việt Nam, chỉ có một lần dưới Đệ nhị Đế chế Napoléon III là có sự hợp tác giữa một giáo chức Pháp, Giám mục Pellerin, và Phó Đề đốc Rigault de Genouilly để đánh Trà Sơn Đà Nẵng. Giám mục Pellerin âm mưu với Rigault de Genouilly, viện cớ cứu giáo dân để có sự ủng hộ của Hoàng hậu Eugénie vợ Napoléon III rất ngoan đạo, đánh Trà Sơn Đà Nẵng ngày 1-9-1858. Tuy cùng một toan tính nhưng mục đích của hai người khác nhau. Giám mục Pellerin muốn đánh để làm áp lực với với Vua Tự Đức, đòi quyền tự do giảng đạo. Còn De Genouilly muốn có một căn cứ cho tàu Pháp tự do thông thương. Pellerin lừa Genouilly nói là giáo dân sẽ nổi lên trợ lực. Rút cục chờ đợi mãi chả có giáo dân nào đến giúp cả và liên quân Pháp - Y Pha Nho bị kẹt cứng ở Trà Sơn 5 tháng. Cho là Pellerin đã nói láo, Genouilly tính bắt giam Pellerin, sau đuổi về Hồng Kông (Taboulet, tr. 438–440) rồi quyết định rút hầu hết quân lính khỏi Trà Sơn đi đánh Sài Gòn. Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối có sự tham dự của giáo sĩ Gia Tô trong việc đánh chiếm nước ta và cũng là một sự kiện chứng tỏ là giáo dân hồi ấy tuy bị tàn sát nhưng cũng không vì thế mà theo Tây phản lại đất nước.


Pháp đánh chiếm Việt Nam với mục đích gì?


Cần phải hiểu là nửa cuối thế kỷ XIX nền kinh tế tư bản các nước Anh, Pháp bắt đầu phát triển, hàng hoá sản xuất cần phải có thị trường tiêu thụ. Thị trường có nhiều triển vọng nhất là Trung Quốc. Nhưng những đầu cầu xâm nhập thị trường Trung Quốc, không kể Hồng Kông, như Quảng Đông và Thượng Hải đều nằm trong tay người Anh. Giới doanh thương Pháp cần phải tìm một con đường mới để xâm nhập thị trường Tàu mà không bị Anh án ngữ. Con đường độc nhất là xuyên qua Việt Nam vào Vân Nam và từ đó có cả một thị trường to lớn là cả miền Tây và miền Nam nước Tàu. Muốn vậy giới doanh thương Pháp phải cấu kết với một lực lượng không những có nhiều phương tiện mà còn có nhiều thế lực về chính trị vì kiêm luôn Bộ Thuộc địa là Hải quân Pháp. So với chiến tranh Pháp - Việt năm 1946 sau này, lịch sử đã diễn ra gần tương tự: từ trận hải chiến Pháp - Việt đầu tiên ở Vịnh Đà Nẵng năm 1847 đến Hoà ước Patenotre mất nước năm 1885, chỉ trong chưa đầy 40 năm nước Pháp đã thay đổi chính thể bốn lần. Chính quyền Pháp ở Paris quá yếu nên bọn hải quân ở Sài Gòn tha hồ lộng quyền. Chỉ từ khi có chế độ Đệ tam Cộng hoà sau 1870, Pháp mới có chính sách thuộc địa rõ ràng. Trớ trêu thay những người cầm đầu chế độ cộng hoà tiến bộ thuộc về phái tả cấp tiến như Gambetta, Jules Ferry lại là những người cổ súy chính sách thuộc địa tuy có thêm chiêu bài “reo rắc văn minh Pháp”. Đa số có chân trong Hội Tam Điểm, chống các giáo đoàn công giáo và cấm không được mở trường dạy học kể cả ở thuộc địa để thế tục hoá nền học vấn. Những nhân vật này cho tới nay vẫn được các đảng tả phái bên Pháp đề cao. Cũng như hồi 1946 “ thực dân” cấu kết với phái tả chứ không phải với Công giáo.


Cũng cần nhắc lại vai trò của Francis Garnier, một sĩ quan hải quân cấp úy trong việc xâm chiếm Việt Nam: Mục đích của tụi đô đốc Pháp khi chiếm Sài Gòn là lấy Sài Gòn làm căn cứ để dùng sông Cửu Long làm đường thông thương qua Tàu. Francis Garnier xung phong đi thám hiểm trước với một vài đồng đội. Phải mất gần hai năm, Garnier mới tới Vân Nam, và người chỉ huy hắn, Trung tá Doudart de Lagrée chết phải kéo xác theo sông Dương Tử đem về. Garnier gặp Jean Dupuis ở bên Tàu, được tên này khuyên con đường tiện nhất là dòng sông Hồng. Francis Garnier kết bè với Dupuis xin hải quân Pháp đi đánh Hà Nội năm 1873 để mở đường thông thương qua Tàu. Từ đó ý đồ xâm lăng của tụi cầm đầu Pháp ở Sài Gòn cứ lớn dần để đi đến chỗ xâm lược toàn cõi Viêt Nam. Vì có công như vậy nên tuy chỉ là một tên đại úy quèn, Francis Garnier cũng được dựng tượng ở chỗ khá sang tại Paris, gần quán La Closerie des Lilas nơi Lénine hay ngồi uống rượu.


Trong chương trình biến Hà Nội thành một thành phố Pháp, thủ đô của Đông Pháp, Giám mục Puginier có đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng Nhà thờ Lớn không?


Từ một miếng đất nhỏ bé 5 mẫu ta (chưa đầy 2 hectares) là Đồn Thủy, được nhường cho Pháp năm 1875, Pháp cứ gậm nhấm lần lần và đến năm1888, ép Vua Đồng Khánh phải nhường hoàn toàn cho Pháp Hà Nội và hai thành phố khác là Hải Phòng và Đà Nẵng. Thật ra đó chỉ là trên giấy tờ chứ sau khi Henri Rivière đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai năm 1882, Pháp muốn làm mưa làm gió gì ở Hà Nội cũng được. Pháp có truyền thống như người La Mã là một khi là thành phố của mình, Pháp xây dựng lại như một thành phố Pháp. Bởi vậy những người Hà Nội tới một thành phố Pháp không có cảm tưởng lạc lõng vì thấy lại toà thị sảnh, nhà hát thành phố, nhà thờ, nhà bưu điện, nhà ga... cùng một kiểu. Hà Nội còn hơn các thành phố khác của Pháp ở chỗ được chọn làm thủ đô cho toàn cõi Đông Pháp nên có nhiêu công thự nhắc nhở những công thự ở Paris. Nhà hát Lớn Hà Nội cũng hao hao giống Nhà hát Garnier Paris ngay cả về địa thế ở đầu một con đường lớn. So với tất cả những nhà hát lớn của mọi thành phố khác của Pháp, Nhà hát Lớn Hà Nội to đẹp hơn nhiều. Cũng như Nhà thờ Đức Bà ở Paris hai mặt trông ra sông Seine, địa thế Nhà thờ Lớn Hà Nội trông ra hồ Hoàn Kiếm cũng là do sự chọn lựa của kiến trúc sư vẽ kiểu chứ không phải theo ý muốn của Giám mục Puginier. Vì là thủ đô nên những kiến trúc sư, kỹ sư được cử sang xây dựng cũng là những nhân vật đã xây những công thự nổi tiếng ở Paris như Eiffel làm cầu Long Biên chẳng hạn và nhiều nhà, nhiều đường phố cũng được xây dựng phỏng theo kiểu Hausmann như ở Paris.


Kết luận


Tôi đã cố gắng giữ tư cách khách quan để chỉ dựa vào những tài liệu được coi là chính xác ở Paris để kiểm chứng và phân tích những sự kiện đã được nêu ra trong những cuộc tranh luận trên talawas. Chắc có nhiều độc giả đồng tình với tôi là sự kiện Công giáo đòi Toà Khâm không dính líu gì đến sự kiện Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng cách đây 111 năm. Nếu cứ cố tình nhập hai sự kiện vào nhau để tranh luận thì tôi thấy những cuộc bàn cãi sẽ sa lầy và không có lối thoát. Tôi thiết tưởng phải nhân cơ hội này mà đòi hỏi chính quyền đưa ra những luật lệ rõ ràng về nhà đất. Đó là vấn đề quan trọng số một liên quan đến đời sống của mỗi người chúng ta.


[1]stupa (tiếng Pháp): tháp có công năng của mộ, chứa hài cốt nhà tu hành. (Chú thích của talawas.)


(Nguồn: Talawas, ngày 11.3.2008)

Phong Uyên

Mục lục

 

 

 

 

TÌNH TRẠNG TRẺ BỎ HỌC : SOS !!!

 Ông bà vẫn thường nói là cây kim trong bọc rồi một ngày nào đó nó cũng lòi ra thôi. Chuyện trẻ con trong cả nước đang âm thầm bỏ học không thể nào bưng bít được nữa. Chuyện gì thì còn làm ngơ được chứ chuyện trẻ con bỏ học không còn là chuyện đơn giản nữa.

Một trong những chuyện bất cập mà hầu như ai ai cũng biết nhưng biết thì cũng như biết mà thôi chứ hình như tất cả mọi chuyện “vũ như cẩn” vậy. Chắc có lẽ các đấng các bậc lo giáo dục đào tạo thừa biết dư rằng chương trình đào tạo trong giai đoạn tiểu học, cơ sở và trung học hết sức là khập khiễng. Không ít người đã lên tiếng chuyện này rồi, không phải là mới đây mà hình như đã quá lâu rồi. Thế nhưng người ta cứ mặc kệ những lo âu, những tiếng kêu thoi thóp của những người đau lòng trước một nền đào tạo như thế.

Sau khi tham khảo chương trình đào tạo của nhiều nước nhiều người thấy rằng chương trình đào tạo của nước nhà nó làm sao đấy. Chương trình ở 3 cấp là tiểu học, cơ sở và trung học phải nói là quá nặng với bọn trẻ. Ngược lại, chương trình cao đẳng cũng như đại học thì quá sơ sài. Ở cấp dưới thì học bở cả hơi tai và thậm chí là gánh nặng cho nhiều trẻ còn Đại học thì thoải mái, vừa học vừa chơi, vừa học vừa làm thêm thoải mái để rồi ai ai bước vào đại học thì cũng nhởn nhơ cầm mảnh bằng đại họ trong tay.

Một chuyện bất cập mà ai cũng biết nhưng chẳng ai nói vì nói có giải quyết được gì đâu :

Trẻ con ở các lớp Mầm – Chồi – Lá thì cấm không được cầm viết để mà tập viết vì người ta bảo là làm như thế làm hư các cháu, không nên cho các cháu học trước, viết trước khi vào lớp 1.

Còn trẻ vào lớp 1 thì lại đòi hỏi là biết viết mới đủ trình độ theo học !!!???

Chuyện bi hài nữa là mới chập chững bước vào lớp 1 mà có chuyện phân lớp : lớp học tiếng Anh và lớp không học tiếng Anh. Bé nào giỏi mới được chọn vào học tiếng Anh !!!

Không phủ nhận chuyện hợp thời hợp thế là phải nâng cấp trình độ nhưng rồi nó có một cái lỗ hổng khủng khiếp đó là tiếng Việt học chưa xong mà lại kham thêm tiếng Anh nữa. Thử hỏi mấy trẻ tốt nghiệp Tiểu học hay nói đúng hơn là Trung Học cơ sở viết được một câu cú cho nghiêm chỉnh, một bài văn cho ra hồn. Có chăng thì chúng ôm nguyên bài văn mẫu trong sách “Những bài văn mẫu” cho vào bài viết của mình thôi chứ chẳng có một chút gì là sáng tạo, là khoa bảng cả.

Cũng chẳng thể nào đổ lỗi về phía các em, các vị hữu trách cần nhìn lại trách nhiệm của mình để cùng tháo gỡ, cùng giải quyết cái vấn nạn ngày hôm nay.

Chuyện trẻ bỏ học có nhiều nguyên nhân nhưng 2 nguyên nhân chính đó là : chương trình và kinh tế !

Nhìn những đứa trẻ chập chững bước vào cấp tiểu học mà không thấy thương mới lạ. Thời nay chẳng thấy chúng mang cặp-táp như ngày xưa nữa. Ngày nay chúng phải dùng đến chiếc ba-lô gần bàng chiếc ba-lô của chú bộ đội Cụ Hồ thì mới có thể mang đủ tập vở học của chúng ! Chương trình quá nặng để rồi nhiều trẻ theo không kịp chúng bắt đầu nản. Khi nản thì chuyện rủ nhau bỏ học không còn là vấn đề khó hiểu nữa.

Kinh tế ! Người ta vẫn kháo láo với nhau rằng đất nước đang phát triển dữ dội, đang thành một con rồng vàng của Châu Á ! Kháo láo thì kháo láo cho vui nhưng thực sự ra cứ đến những miền quê thì sẽ thấy mọi chuyện thực hư như thế nào ? Ngồi một chỗ phán thì ai mà chẳng phán được. Nhà nghèo quá, mức sống thấp quá thì chuyện học hành chẳng còn là quan trọng nữa. Chuyện quan trọng lúc ấy của gia đình đó là chuyện cơm - áo - gạo - tiền.

Với xu thế như hiện tại thì chẳng chóng thì chầy chuyện mù chữ, chuyện thất học sẽ tái diễn lại thôi.  

Cũng chẳng thể phủ nhận trong thời nay có nhiều và nhiều nhân tài nhưng số nhân tài ấy le lói như vài ánh sao trong đêm 30 thôi. Thực chất thì xã hội vẫn còn thiếu và còn thiếu nhiều tài năng lắm. Vì sao ? Vì ngay như những cấp đào tạo cơ bản đã không quân bình thì làm gì đến Đại học có nhân tài. Và rỗi bỗng nhiên cái khoảng cách giàu nghèo về tiền bạc nay kéo theo khoảng cách giàu nghèo về tri thức. Người nghèo tri thức ngày càng tăng lên, người giàu tri thức thì cứ giảm dần và giảm dần.

Chuyện cười ra nước mắt với con trẻ thời hiện đại đó là chẳng cần biết chữ, chẳng cần học hành, chẳng cần theo một khóa đào tạo tin học nào nhưng vào chơi game hay các trang sex thì mau vô cùng. Chẳng cần ai dạy, chẳng cần ai hướng dẫn cả nhưng những trang web xấu cách nào chúng cũng vào được.

Thử hỏi trước một thực trạng như hiện tại thì nền giáo dục của đất nước sẽ đi về đâu ? Người ta vẫn nói nhiều đấy chứ ! Người ta vẫn làm nhiều đấy chứ ! Người ta vẫn đưa ra kế hoạch này dự án nọ để nâng trình độ dân trí đấy chứ ! Đâu phải người ta không làm. Nhưng, cứ thẳng thắn nhìn vào thực tại đi thì ta sẽ thấy một kết quả thật đau lòng và bi đát.

An Mai C.Ss.R

Mục lục

 

 

 

 

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

 

ĐÀN ÔNG LÀ ĐẤT, ĐÀN BÀ LÀ NƯỚC

 

 

 “Đàn ông làm bằng đất, đàn bà làm bằng nước. Người đàn ông bằng đất yêu người đàn bà bằng nước, nước và đất trộn lẫn với nhau, đàn ông nhờ cái thuần khiết của nước mà trở nên sạch hơn, người phụ nữ, thì ngược lại, bị trộn lẫn với đất nên bị vấy bẩn ”.

(Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng)

 

Người phụ nữ tốt, sẽ như nước sạch, có thể làm trôi đi bụi bặm nơi người đàn ông, tương tự như  dòng nước chảy qua bờ đất, sẽ cuốn đi mọi rác rưới bên bờ nhưng vẫn giữ được sự trong xanh của mình. Ngược lại, nếu người nữ dã tâm, dùng nhan sắc để khuynh đảo đối tượng, để kinh doanh cái “vốn tự có” của mình, thì nhất định sẽ bị vấy bẩn bởi đất, chẳng khác gì, đất trộn với nước thành bùn vậy. Nhiều phụ nữ, hôm nay, dùng sắc đẹp làm giấy ra vào các công sở, cửa khẩu. Những phụ nữ đó, giả dụ có bị dẫn độ vào tù, cùng hạng với những ông tội phạm bẩn thỉu, thì cũng chẳng nên kêu ca. Đã dùng lẳng lơ để mồi ông này, chào hàng ông kia. Chào hàng ngoài đường chán chê, bây giờ lại bày bán trên cả Webcam. Sau này nếu “Hết duyên đi sớm về khuya một mình”, hoặc như trái banh, bị đá qua chân ông này, sang chân ông kia … thì chẳng nên than thở: “Hồng nhan bạc mệnh”, hoặc chửi rủa đàn ông:

 

“Chém cha cái lũ bạc tình,

Chơi hoa cho chán bẻ cành bán rao”.

 

Bởi vì, có kẻ bán là có kẻ mua, nếu hết người bán, thì người mua có muốn, cũng hết đường. Ong Chu Du muốn thi hành nhục kế để lừa Tào Tháo, trong trận chiến Xích Bích. Ong Hoàng Cái lại muốn nhận vai khổ nhục, chấp nhận để ông Chu Du đánh đòn nát da, nát thịt. Sau đó, chạy sang giả hàng Tào Tháo, để làm nội công. Trong chốn chợ tình cũng tương tự thế, một kẻ muốn bán, một kẻ muốn mua, tám cân nửa lạng, thì kêu ca cái gì. Một ông Chu Du muốn đánh, một ông Hoàng Cái muốn chịu đòn, ăn ý nhau quá thì còn kêu vào đâu được.

 

Dùng nhan sắc để rao bán thì vừa hạ thấp phẩm cách của phụ nữ, vừa tự đặt mình như miếng mỡ đặt trước miệng mèo. Mỡ đặt trước miệng mèo, mà mèo cứ lờ đi thì mèo đó chắc bệnh rồi.

 

Tôi đã có dịp dàn xếp một cặp trai gái. Hai bên quan hệ quá mức bình thường, đến độ cô gái đã có bầu 5 tháng. Chàng trai ngoan cố, không chịu hợp thức hóa và thốt ra câu nói “Xanh rờn”: “Thưa cha, đó chỉ là trường hợp mỡ trước miệng mèo”.

 

Phụ nữ mà coi sắc đẹp như bửu bối, thì họ quả thực chỉ là chiếc máy ở chế độ “Chờ”. Và như thế, họ đã tự đánh mất mình, trở thành công cụ thỏa mãn dục vọng cho người khác.

 

Trong mái ấm gia đình, nếu đàn bà dính dấp vào những việc trên, gia đình họ làm sao có thể bền vững? Những cuộc hôn nhân mà không đặt cơ sở trên tình yêu chân chính, thì lâu dài và tươi đẹp thế nào được.

 

Hai vợ chồng, chung một thuyền tình, cần phải biết hợp lực để đưa chiếc thuyền vượt qua sóng gió và bão tố cuộc đời, hầu đến được bến cảng bình yên. Muốn thế, người vợ hãy là dòng nước trong sạch, góp phần sạch hóa chồng mình. Và người chồng cũng cần phải làm như thế với vợ mình.

 

Anh chị thân thương,

 

Câu nói của ông Tào Tuyết Cần chỉ nhắm tới một phía, đó là người nữ. Sứ mạng của họ rất quan trọng, đó là thuần khiết chồng mình, nhưng cũng đụng phải rất nhiều nguy cơ, sẽ bị vấy bẩn, vì phải trộn với đất.

 

Cầu chúc chị có thể hoàn thành nhiệm vụ thuần khiết chồng mình, nhưng vẫn duy trì được độ “trong” của dòng nước. Với sức mạnh trợ giúp của Chúa và ân sủng do Bí tích Hôn phối mang lại, cũng như thần lực của Nhiệm Tích Thánh Thể, tin chắc chị có thể thực hiện được sứ mạng đó.

 

Phần anh, cũng phải hợp lực với chị, để bảo vệ độ trong của nước. Mọi rác rưới bẩn thỉu, anh hãy để nước cuốn đi, nhưng đừng khi nào đánh mất phẩm giá của mình, là đất vững chắc, để hóa thành bùn, làm vấy bẩn dòng nước. Nếu cả hai đều có thiện ý xây dựng cho nhau, đồng thời cũng thăng tiến chính mình, thì đời đôi bạn của anh chị, quả thực tuyệt vời.

 

 

 

Lm. Hồng Nguyên

Mục lục

 

 

 

ĐỌC SÁCH

 

DẤU CHÂN CỦA THẦY

 

 (Lc 8,40-55)

 

Thầy kính mến,

Chuyện kể của Luca thì khá dài. Nhưng con chỉ ghi nhận bốn chi tiết thôi. Bốn chi tiết này vừa buồn cười, vừa cảm động, vừa cảm phục, vừa thương Thầy quá chừng.

1. Một người đàn bà bị băng huyết 12 năm. Hổ thẹn quá chừng! Mặc cảm tội lỗi (mắc uế) đầy mình! Tán gia bại sản! Thương ơi là thương!

Bà tự biết mình mắc uế, mắc uế triền miên. Đó là luật. Bà cũng biết rằng bà đụng tới ai, thì người ấy cũng bị mắc uế. Đó là luật. Nhưng phải đụng vào Thầy thì mới hết bệnh. Thế là bà lén lút phạm luật. Bà len lén đến phía sau Thầy âm thầm rờ vào tua áo Thầy, không để ai thấy. Hết bệnh thật. Mừng quá! Định bụng giấu kín chuyện này. Chuyện vui nhưng … hổ thẹn.

Chuyện đàn bà, đàn bà giữ bí mật. Thế mà Thầy là đàn ông lại bật mí chuyện đàn bà. Buồn cười quá! Lẽ ra Thầy phải làm thinh, cho qua chuyện ấy. Thế mà Thầy lại hùng hổ hỏi: “Ai đụng vào tôi”. Phêrô không hiểu ý Thầy nên nói trớt đi: “Tại đám đông xô lấn đấy thôi”. Thầy không chịu bỏ qua, cố tình day dí và truy tìm: “Có người đụng vào Thầy, vì Thầy biết có một năng lực từ nơi Thầy phát ra”.

Người đàn bà ấy run rẩy quỳ mọp dưới chân Thầy, khai tuốt luốt những điều muốn giấu nhẹm, khiến đám phụ nữ mặt đỏ như gấc, muốn độn thổ cho rồi.

Con tưởng Thầy sẽ la cho bà ấy một trận. Ai ngờ … Thầy kết thúc một câu gọn lỏn và ngọt sớt: “Đức tin của con đã chữa con đấy. Chúc con về bình an”.

Thế là chuyện mắc cỡ trôi qua hết. Đám phụ nữ thôi xấu hổ. Chỉ còn lại một niềm tin yêu lan tỏa khắp mọi cõi lòng. Thầy ơi, Thầy cao tay quá. Con phục Thầy sát đất. Người dàn bà ấy ra về, lòng vui phơi phới. Còn con thì muốn phủ phục dưới chân Thầy, để cảm nghiệm được ý nghĩa của một lòng tin. Chuyện buồn cười hồi nãy, thì con chả thèm cười nữa.

2. Matthêu kể rằng khi ông Giairô đến gặp Chúa thì trình rằng: “Con gái tôi vừa mới chết …”. Con không đồng ý. Con gái ông ta chỉ sắp chết thôi, chứ chưa chết đâu.

Khi Thầy vừa chúc lành cho người phụ nữ khỏi bệnh băng huyết, thì ông Giairô được người nhà báo tin: “Con ông chết rồi, đừng làm phiền Thầy nữa”.  Thế là hết. Ong sụ mặt. Thất vọng. Thấy thế, Thầy vội an ủi: “Con ông sẽ được cứu. Chỉ cần tin thôi”. Thầy biết ông ấy chỉ thất vọng vài mươi phút nữa thôi. Vậy mà Thầy cũng không nỡ. Thầy nhạy cảm quá. Con thấy cái TÂM của Thầy, giống cái tâm của người mẹ hơn là của người cha. Thấy người ta khổ, thì cầm lòng chẳng đặng. Dễ thương quá à!

3. Khi Thầy đi tới nhà ông Giairô, thì người ta đã than khóc ầm ĩ rồi. Đám tang nào cũng làm người khách bàng quan phải não lòng. Hoặc rơi lệ, hoặc lặng lẽ cảm thông. Thế mà Thầy lại nói ngang nói ngược: “Đừng khóc! Con bé có chết đâu. Nó ngủ đấy”. Chết là hết thở, là tim ngưng đập. Chỉ có người ngu mới không biết điều ấy. Vậy mà Thầy nói như thể người ta đều ngu không biết thế nào là chết. Cả Matthêu, cả Máccô và Luca đều kể rằng: Họ chế giễu Thầy. Còn con thì muốn nói rằng họ chửi Thầy. Ai chửi? Đàn bà chửi, vì thường thì chỉ có đàn bà khóc. Mà đàn bà chửi thì mới ghê.

Đàn bà chửi Thầy. Con tức quá. Con giận đàn bà. Con giận cả Thầy nữa. Thầy là người lớn. Thầy ăn nói ngang ngược làm chi để cho người ta chửi. Thầy lỡ lời chăng? Không. Thầy đùa giỡn không đúng chỗ chăng? Ngàn lần không. Thế thì tại sao? Con thôi giận để suy nghĩ.

Đúng là người ta chửi Thầy, đàn bà chửi Thầy, đua nhau chửi kiểu “bề hội đồng”. Đau lắm! Nhục lắm! Nhưng chỉ hai phút thôi.

Sau hai phút thì sao? Khi bé gái ngồi dậy, ăn nhóp nhép thì … tình hình đảo ngược 180 độ. Những người chửi Thầy hồi nảy, bây giờ mắc cỡ quá chừng. Nhưng mắc cỡ chừng nào, thì cũng vui nhộn chừng nấy. Niềm tin của họ lớn lên như núi. Tình yêu của họ cao lên như non. Con tin chắc rằng những người đàn bà chửi Thầy nhiều nhất, thì sau này sẽ trở thành những nhà truyền giáo hăng say nhất. Bị chửi hai phút, để được tin yêu suốt đời. Oi, tuyệt vời! Khôn quá là khôn! Con chỉ biết cúi đầu cảm phục Thầy.

Đàn bà chúi hết xuống nhà bếp, mắng yêu nhau chí chóe.

 Hồi nảy mày già mồm nhất.

Ư, tao già mồm, nhưng tao không chửi hỗn như mày. Mày bảo ông ấy khùng. Tao méc cho mày coi.

Đứa nào chửi nhiều nhất, thì phải đứng đầu dẫn cả bầy lên nhà trên mà xin lỗi Thầy.

Ong hiền quá à! Nếu tao là ổng, thì tao bẻ cổ tụi bay chết hết rồi.

Cho ông ấy bẻ cổ. Tụi mình chết cũng vừa.

Thôi đi mấy bà. Càng nói càng sai. Nói nhiều hớ nhiều. Im cho rồi.

4. Em bé sống lại làm náo động cả nhà, cả xóm, cả làng. Mừng quá! Bỡ ngỡ quá! Cám ơn rối rít. Cảm phục quá chừng! Tâm tình của một người đã loạn lên rồi, huống hồ là tâm sự của một dòng tộc, của một khu xóm.

Vợ chồng ông Giairô thì mừng quá, mừng như điên, chẳng biết phải nói thế nào để cám ơn Thầy. Chỉ biết khóc mếu máo, nói nhệu nhạo.

Những người chửi Thầy, chế giễu Thầy, bây giờ chẳng biết phải lấy gì mà che mặt. Nhưng tất cả đều hối hận, đều vui mừng cực độ.

Em bé phục sinh chẳng biết, chẳng hiểu gì. Chỉ thấy đói cồn cào. Lúc đau ốm thì không ăn được. Bây giờ cơ thể bình phục rồi thì thấy đói. Nhưng chẳng ai quan tâm, kể cả mẹ nó. Còn giờ đâu mà quan tâm. Tất cả cho niềm vui rồi.

Chỉ có một mình Thầy quan tâm đến chuyện đói bụng của em. Thầy bảo mẹ của em cho em ăn.

Thầy kính mến.

Nếu con là Thầy, thì con chả thèm nghĩ đến chuyện vụn vặt ấy. Việc ấy là của người mẹ, của người đàn bà. Chỉ một phút nữa, em bé sẽ lên tiếng đòi ăn, mẹ em sẽ lo. Thầy không phải lo. Thế mà Thầy cứ lo. Buồn cười thật.

Thì ra Thầy là mẫu người “Việc lớn không bỏ, việc nhỏ không quên”. Cho bé sống lại là việc lớn. Cho bé ăn là việc nhỏ. Thầy lo cả hai. Đàn ông lo chuyện tổng quát. Đàn bà lo việc chi tiết. Cả hai bổ sung cho nhau. Còn Thầy vừa là người đàn ông lý tưởng, vừa là người đàn bà chu đáo. Thầy là tổng số ưu điểm của đàn ông và đàn bà. Ngộ quá! Là Ngôi Lời làm người, giáng trần để cứu độ loài người. Oi vĩ đại! Vậy mà lại tỉ mỉ bảo: “Cho bé ăn”. Oi siêu-vĩ-đại! Chẳng biết nói thế nào bây giờ. Đừng nói gì hết. Chỉ im lặng để cảm nghiệm thôi.

 

Lm. Piô NGÔ PHÚC HẬU

 

Mục lục